Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/tuyethao/public_html/hongoccan.com/wp-content/themes/school/options/php-po/php-po.php on line 187
Tự sự - Trường TH Hồ Ngọc Cẩn

Tự sự

Tự sự

 

  • để tặng Hội Ái Hữu HNC và chúc thọ

 

  • để thương nhớ tặng học sinh HNC, còn, mất, xa gần, thích và không thích môn Triết.

Hôm nay, tôi muốn đọc lại những bài làm của tôi, khi tôi bằng tuổi em. Tôi tìm. Tình cờ, tôi gặp bài của em trong những tập soạn bài của tôi. Một bài thôi!

Tôi ngẩn ngơ, bùi ngùi, cảm động, ước mơ ảo: ước thời gian ngừng trôi – chỉ trong một giai đoạn nào – để sống lại.

Đã hơn một phần tư thế kỷ. Giấy đã vàng.

Nói để em ý thức sự hiếm, quý hiếm kỷ niệm duy nhất mà chính em là tác giả. Chắc là ngày xưa, khi nộp bài thi cho trường, tôi đã sơ sót.

Em làm bài thi đệ nhị bán niên, mười câu hỏi Triết. Lúc đó chúng ta chưa trả lời theo trắc nghiệm mà em gọi là a, b, c, khoanh theo ngôn ngữ của em, của các em.

Em trân trọng trả lời trên giấy khổ lớn của trường thi. Đầu trang giấy có những ô chi tiết cần thiết dành cho thầy cô và thí sinh. Nét chữ nắn nót, dễ đọc, dễ nhìn, dễ thương. Người trong nét bút. Không biết bây giờ em ở đâu!

Nhân dịp, tôi sực nhớ hồi đó tôi rất sợ môn Toán vì tôi dở toán, và cũng không thích môn Sử, môn Địa. Nhưng bây giờ, mỗi lần mở bản đồ thế giới để tìm em, tìm các em – cách xa mấy không thành vấn đề, hay là để muốn biết về đất nước mến yêu của mình, để muốn biết nơi nào có một hay nhiều dân tộc đang đau khổ vì những lý do khác nhau, tôi thích môn Sử, môn Địa biết chừng nào!

Mỗi lần làm bốn phép tính, tôi có đếm số bằng ngón tay đi nữa, tôi nhớ ơn cô giáo dạy Toán của tôi ở bậc Tiểu học và Trung học của tôi biết bao!

Bây giờ, mọi sự trong tôi đã thực lắng đọng. Nếu có nhiệm mầu nào cho tôi trở lại tuổi học trò, tôi sẽ yêu thích tất cả môn phải học để tôi lĩnh hội thật sâu, thật hết những lời giảng của thầy cô, những lời xuất phát từ óc và tim.

Nguyễn Lệ Dung

Đầu Trang

Đi thăm bạn

LTS: Cô Vũ Bạch Cúc là một vị GS trường Gia Long, là bạn của cô Hồ Thị Nguyệt và là chị ruột của đồng môn Vũ Trung Hiền (HNC58-64) – Cám ơn cô Bạch Cúc đã giúp đưa tin đến gia đình HNC trong lúc liên lạc Thầy, Trò cũ bị gián đoạn.

Kính gửi quý vị giáo sư trường Gia Long,
Thân gửi các cựu học sinh Gia Long, Hồ Ngọc Cẩn,

Sau một tuần lễ dạy học mệt nhọc và phải kỷ luật những em phá phách, tôi phạt cấm túc mấy em. Phạt học trò mà cũng như phạt chính mình vì phải ở lại trông chừng và phải liên lạc phụ huynh với cái vốn liếng tiếng Tây-ban-nha ba rọi của tôi. Muốn điên cái đầu!

Trong khi ngồi chờ mấy trẻ chép phạt, tôi miên man tưởng nhớ đến “thời vàng son” khi dạy các nữ sinh Gia Long ngoan ngoãn, thùy mị, lễ phép, tâm hồn trong sáng, chỉ biết ham học và vâng lời cô, và “mê cô giáo” nữa chứ! Tôi cố moi óc xem có lúc nào học trò GL của tôi nghịch phá, hoặc vô phép, hoặc cãi lại mình, hoặc không chịu học hành, hoặc kiếm cớ này, cớ nọ để lười biếng. Tôi chịu thua! Vì tôi không thể kiếm ra một chuyện gì có thể buồn bực hoặc điên đầu với các học trò GL của tôi! Các em rất xứng đáng được điểm 4 về học hành và điểm ưu hạng cho Công dân Giáo dục đó nhé, các học trò xưa của tôi!

Tôi nghĩ mình phải làm một cái gì để Phục hồi Năng lực và Tinh thần để rồi biết nhận rõ chân giá trị những gì mình đang có. Tôi liền “ân xá” cho mấy đứa học trò về sớm 20 phút, sau khi đã bắt chúng dọn dẹp. Và thế là tôi phóng lên xa lộ! Đúng rồi. Tôi đi thăm chị Nguyệt.

Chiều thứ Sáu, hơi kẹt xe một chút, nhưng lách qua, lách lại, tôi cũng đến được vùng Little Saigon, vượt khoảng 25 dặm trong vòng 45 phút (nếu không kẹt xe thì đi khoảng 30 phút).

Trước hết tôi ghé qua chợ để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi Santa Barbara cách 125 dặm mừng sinh nhật 90 tuổi của vị Giáo sư dạy Kinh thánh (bà 90 tuổi mà vẫn còn tinh tường, khỏe mạnh và vẫn còn lái xe một mình đi mua sắm). Đi thêm 4.5 dặm nữa, từ Bolsa ra Brookhurt quẹo trái (đi hướng Bắc) qua Hazard, khi tới Wesminster thì quẹo phải (phía Đông của Wesminster) qua Euclid, Harbor, Fairview… tới College thì giữ bên trái, quẹo trái vào đường dẫn tới nhà thương chị Nguyệt nằm, đi thêm một chút xíu là thấy Kindred Hospital ngay trước mắt. Rất dễ tìm.

Tôi đến ICU, gọi điện thoại để chờ họ cho phép vào thăm, thì họ nói mới chuyển chị Nguyệt sang phòng 8B. Phòng này có 2 giường. Chị Nguyệt nằm cạnh cửa ra vào. Thấy tôi chị tươi ngay nét mặt, không nhìn vào TV nữa. Tôi nói:

– Chị Nguyệt ơi, Bạch Cúc đến thăm chị đây. Chị nhận ra em không? Chị gật đầu.

Tôi lại hỏi:

– Em tên gì?

Chị sử dụng môi rất chính xác, Bạchcúc. Tôi khen, chị Nguyệt giỏi lắm!

– Em đến thăm chị có vui không? Chị Nguyệt gật đầu.

– Vui nhiều không? Chị lại gật đầu.

– Vui nhiều thì cười lên em coi nào.

Chị nhếch miệng cười. Hai tay chị, từ khuỷu tay xuống tới cổ tay đã được bọc lại. Còn hai bàn tay thì không còn bị bọc băng dày, như người đấu quyền Anh nữa.

Tôi sờ bàn tay chị. Ấm áp, mềm mại.

– Chị thấy dễ chịu không? Chị gật đầu.

– Thấy dễ chịu thì nắm tay em coi. Chị nắm tay tôi, nắm chặt hơn mấy lần trước.

– Chị Nguyệt giỏi lắm. Tôi vuốt má chị.

Chị lại nắm tay tôi chặt thêm nữa.

Tôi kéo chăn lên xem bàn chân chị. Các móng chân cắt sạch sẽ. Thấy bắp đùi chị hơi nhỏ lại, chắc vì nằm nhiều. Tôi nắn bóp chân cho chị. Cổ họng chị vẫn còn gắn ống, bình nước biển truyền vào tay chị, và chị vẫn được truyền sữa Insure vào thẳng bao tử.

Một lát có nhân viên nhà thương đến trông nom chị. Tôi bước ra ngoài để họ làm việc. Lúc trở vào, tôi hỏi chị có dễ chịu hơn không, chị gật đầu. Rồi chị hơi ho một chút. Tôi hỏi lại chị:

– Em là ai? Chị mấp máy môi, Bạch Cúc.

– Chị Nguyệt giỏi lắm! Nắm tay em coi nào.

Chị nắm tay tôi nồng nhiệt, như truyền hơi ấm cho tôi quên bớt cái lạnh lẽo, nhạt nhẽo của cái nghề dạy học nhiều lúc thấy thật bạc bẽo trên xứ này. Và tôi thầm tạ ơn Chúa cho tôi còn có công việc tốt, có con cái và cả cháu ngoại Grace của tôi ngoan ngoãn, còn có sức khỏe, còn có hơi thở, còn được khôn ngoan và có tấm lòng thương xót, kiên nhẫn… để tiếp tục nghề nghiệp mà Chúa đã gọi tôi bước vào gần 40 năm nay! Tôi thử nhắc chị:

– Chị Nguyệt ơi, có ai khác vào thăm chị không? Chị mấp máy môi: Kim Phượng.

– Chị Nguyệt giỏi quá! Ai nữa?

Thấy chị nhìn đi chỗ khác, tôi nhắc lại câu hỏi. Chị nhìn tôi rồi nói: Nhung.

– Chi giỏi quá! Em tên gì? Chị nhìn tôi nhếch miệng cười: Bạch Cúc.

– Hôm nọ em chở Ngọc Tuý và em Lệ Minh đến thăm chị. Chị có nhớ không? Chị gật đầu.

– Hôm Noel chị Minh Thư từ Hawaii đi với Bạch Cúc đến thăm chị chúc Merry Christmas chị có nhớ không? Chị gật đầu.

– Đúng rồi, chị giỏi lắm! Các anh chị GS và học trò GL các nơi đều theo dõi và thăm hỏi chị đó. Ai cũng thương chị hết, chị có vui không? Chị gật đầu.

– Vui thì chị nắm tay em thật chặt coi nào. Nắm chặt nữa.

Chị nắm tay tôi thật chặt hai ba cái. Lần nào tôi cũng reo lên và khen chị giỏi và vuốt má chị.

– Cô Như Tuyết email cho em nhắc thăm chị và chúc chị mau khỏe. Chị có nhớ cô Như Tuyết không? Hồi xưa ở gần nhà chị đó. Chị gật đầu.

– Các chị ở gần xa như chị Hoa, chị Ánh, Cẩm Hường… đều thăm chị. Chị có nhớ Cẩm Hường dạy Anh văn với mình không? Chị nhớ Huê Mỹ không? Chị có nhớ chị Ngọc Điệp ở VN không?

Chị đều gật đầu mấy cái.

– Cháu Trình, con chị ở VN, có email cho em, cảm ơn em đến thăm mẹ cháu.

Tôi vừa nhắc đến cháu Trình, mắt chị sáng hẳn lên, lông mày nhếch lên xuống. Thật là sức mạnh của tình mẫu tử. Tôi kể lại chuyện hồi cháu Trình học lớp 6 Pétrus Ký, nó nhỏ con, mặc đồng phục áo trắng, quần xanh, đi chiếc xe đạp. Thỉnh thoảng cháu ghé ăn quà vặt ngay trước cửa nhà em ở chung với Giáo Sư Vũ Đức Chang, cạnh nhà ông Hiệu Trưởng PKý, chỗ bùng binh Hồng Thập Tự đó. Rồi cháu vào trong sân gặp cô nói chuyện. Bây giờ nó có vợ con rồi. Mau quá chị nhỉ…

Chị rất vui nghe tôi nhắc chuyện xưa liên quan đến con chị.

– À, chị ơi, các học sinh Hồ Ngọc Cẩn cũng hỏi thăm chị và muốn đến thăm chị. Chị có vui không? Chị gật đầu. – Chị có muốn họ đến thăm chị không? Chị nhếch miệng, mỉm cười gật đầu.

– Ai cũng thương yêu và nghĩ đến chị như vậy, chị vui và chóng khỏe nhé.

Chị gật gật mấy cái.

Tôi nắm tay chị. Chị nắm lại, chặt hơn, như biết tôi sắp phải rời chị.

– Thôi, em phải đi. Em sẽ đến thăm chị nữa nhe. Chị ngoan nhe, ráng mau khỏe, Bạch Cúc sẽ chở chị Nguyệt đi chơi nhe. Good Night chị Nguyệt.

oOo
Tôi vào Rest Room rửa tay, nhìn mình trong gương, thấy nét mặt mình đã dịu lại. Vâng, tôi còn có biết bao nhiều điều để vui mừng, để tạ ơn Chúa, và để thấy ý nghĩa của một cuộc sống vị tha, đem sự vui mừng và giúp đỡ đến cho những người thân yêu, gia đình, bạn bè. Và tôi thấy nhẹ nhàng, lòng vui lâng lâng.

Thứ Hai vào lớp tôi sẽ có giờ, sẽ chung với học trò về phần thưởng tinh thần mà tôi đang có.

Cảm ơn tất cả các GS và học trò đã đọc những điều tôi viết miên man…

Vũ Bạch Cúc

Đầu Trang

Gởi Bạn

  • Thương tặng đôi bạn nhỏ chủ nhân sáng lập ra điểm hẹn ở quê nhà;
  • Thương tặng tất cả các bạn sáng lập ra điễm hẹn ở xa (Hội Ái Hữu);
  • Thương tặng tất cả các bạn xa gần, trong thầm lặng, đã vun bồi cho hai điểm nói trên được thêm đẹp, thêm bền;
  • Đặc biệt ngậm ngùi, chứa chan thương nhớ hướng về tất cả các bạn xa gần, còn, mất xưa kia, đã có tuổi học trò dang dở!

oOo
Thuở đó, theo thông lệ chung, cửa vẫn mở hàng năm để đón nhận người đến, không có tiễn người đi. Có những bạn trong chúng ta đi đúng thời hạn; đi trước thời hạn vì những lý do, hoàn cảnh đặc thù khác nhau! Như những dòng sông, chúng ta đã được khơi nguồn đủ và chưa kịp khơi nguồn đủ… trên căn bản…

Chúng ta rời nguồn với ít nhiều luyến tiếc, không luyến tiếc, không kịp luyến tiếc. Tất cả đều hối hả đi, hướng về trước mặt; hoặc để thực hiện hoài bão đã chọn sẵn, được nhiều năm ấp ủ; hoặc để cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới, ngoài ý muốn. Có bạn đi trong niềm phấn khởi; có bạn đi trong gian truân, chìm nổi, sóng gió, chông gai!

Cứ thế, cho đến khi nào mỗi chúng ta có ý muốn dừng chân.

Dừng chân để thôi không đi nữa, vì ta có đủ

Dừng chân cho đỡ mỏi rồi đi tiếp thêm mấy bước vì ta gần có đủ.

Dừng chân để đi tiếp, đi tiếp về. Ôi! Mênh mang những bủa vây tứ phía! Xưa kia, còn trẻ, ta đã vô phúc rời nguồn không kịp luyến tiếc thì… Bây giờ làm gì dừng chân được; dù ta đã đầy bụi đường dài, đường xa.

o0o
Cho nên, bạn ơi, chúng ta chỉ có thể nhớ thương bạn trong không gian, thời gian tĩnh lặng, yên bình. Ta chỉ nhớ thương bạn khi lòng ta hân hoan, vui tươi, phơi phới, yêu đời, mở đón.

Nhớ thương phải có điều kiện bên ngoài và bên trong mà bên trong là chính yếu. Lòng ta phải mở rộng, thông thoáng.

o0o
Đất trời quá lớn không biết đâu mà tìm bạn! Đôi khi ngậm ngùi nhớ bạn chỉ biết gởi gió đi tìm – Đôi khi tôi có ý không tưởng: ví như có đất trời giao thoa thật chưa chắc tôi sẽ gặp được bạn.

o0o
Trong một khoảnh khắc chạnh lòng; đối diện với chính mình, trong trí nhớ tôi hình ảnh của bạn nổi bật trên muôn ngàn hình ảnh khác trong quá khứ. Đó là quãng đời tuổi thanh xuân. Chúng ta đã từng gặp nhau, từng chia sẻ, nô đùa tinh nghịch trước khi bất ngờ chia tay và bặt tin!

o0o
Bạn à, tôi chia tim thành nhiều ngăn – mỗi ngăn trọn vẹn cho một đối tượng.

Ngăn kính dâng Thầy Cô kính yêu thì đầy lòng biết ơn về những lời giáo huấn đã ban cho chúng ta cùng với những nén hương lòng dâng Thầy đã đi xa, bỏ chúng ta ở lại!

Ngăn tôi dành cho tất cả các bạn xa, gần, gặp như chưa gặp, không bao giờ còn gặp lại được, thì tràn trề, chứa chan, kể sao cho hết!

Nói sao cho vừa, nhưng tôi vẩn cố gắng kể một số nét đẹp tượng trưng về tình bạn của chúng ta.

Tôi nhớ thương bạn đã đi qua mấy Châu, mấy Biển; đi trong quanh co ngõ hẻm nơi tôi cư ngụ để thăm và đỡ ngặt cho tôi.

Nhớ thương bạn đã thổi hồn vào hai chiếc đồng hồ có huy hiệu trường ta; đã thổi hồn vào tấm lịch đầu tiên; đã thỗi hồn vào căn phòng lưu niệm; đã thổi hồn nhớ nguồn vào chiếc khánh vàng óng ánh để dâng lên thầy cô, gọi là đánh dấu lần đầu tiên gặp gỡ, sau mấy chục năm lưu lạc.

Nhớ hằng năm, những món ăn ngon, mà riêng tôi, tôi không nghĩ là chung nhau liên hoan trong họp mặt ở gần và ở xa.

Cá nhân tôi, tôi gọi là bữa ăn của Đại Gia Đình.

Ấm áp, êm đềm làm sao!

Riêng tôi, tôi liên tưởng đến bữa cơm của mẹ chúng ta, ngày Tết, chờ đón chúng ta về sum họp cho vui.

Thêm một tấm lòng và những tấm lòng về những người bạn của bạn trong thầm lặng.

Xin đa tạ các phu nhân của bạn; bao nhiêu công phu tỉ mỉ không quản mệt nhọc!

Còn.Trời ơi! Lời nào nói cho đủ!

Bạn tìm đến thăm tôi trong bệnh viện mà không sợ lây lan.

Bạn lại cũng đi qua mấy Châu, mấy Biển.

Nhớ thương bạn, nơi Tổ Quốc thứ hai, gửi điều hảo tâm về, lo chu đáo mọi việc ở quê nhà và giữ gìn điểm hẹn ở xa được lâu dài.

Nhớ thương hai bạn của điểm hẹn gần và tất cả các bạn ở gần.

Nhớ thương tất cả các bạn của điểm hẹn xa và tất cả các bạn xa đã góp công, góp sức, góp lời, góp một mảnh của trái tim mình cho tình bạn của chúng ta.

Máu chảy về tim – tim phân phối ra để duy trì hai điểm hẹn xa gần.

Tôi ghi khắc công ơn này.

Bạn đã đi biền biệt. Ngăn của tim tôi có chỗ để đón bạn. Hai điểm hẹn có chỗ dành cho bạn.

Tôi không nhờ gió nữa.

Tôi nhờ Bản Tin đi tìm bạn.

o0o
Tình bạn thì độc đáo. Hình như được thành từ tình cha mẹ và tình anh em thì phải.

Nguyễn Lệ Dung

Đầu Trang

Cô giáo của tôi

Trong thời học trò, hầu hết chúng ta cũng được thầy, cô lưu ý hơn vì một lý do nào đó như ‘dễ thương’ hoặc ‘dễ ghét’ chẳng hạn. Cũng có những cô cậu “làng nhàng” dễ bị thầy cô quên đi trong số hàng trăm, hàng ngàn học sinh. Trong những năm học ở HNC tôi thấy tôi cũng được một số thầy cô lưu ý đến hơn các bạn khác (có thể do chủ quan chăng) và cũng nhiều khi làm các thầy cô buồn lòng.

Trong số thầy cô tôi được thụ huấn ở HNC, có những vị tôi thấy gần gũi hơn và có những vị tôi không được gần gũi với các ngài. Phải thú tội nơi đây là tôi biết có vị còn không ưa tôi nữa. Tôi xin kể chuyện 3 vị mà tôi được gần gũi hay được chiếu cố trong 3 năm học là cô Hồ Thị Nguyệt dạy Anh văn năm tôi học đệ Thất, thầy Trần Thế Xương dạy Việt Văn năm tôi học đệ Lục và thầy Nguyễn Học Hải dạy Toán năm tôi học đệ Ngũ.

Năm 60 có lẽ là năm đầu tiên bộ Giáo dục chọn “Let’s Learn English” là bộ sách giáo khoa chính thức cho 4 lớp Trung học (vì năm 59 tôi nhớ tôi còn phải học “L’Anglais Vivant”) và trong các bài học/chương học có phần Tom’s Impression là phần cô Nguyệt hay bắt chúng tôi học thuộc lòng. Vốn không có khiếu về ngoại ngữ, nên học thuộc lòng là một chuyện thật khó đối với tôi. Còn nhớ một lần khi đến nhà cô Nguyệt ở đường Hòa Hưng, tôi đã hỏi cô làm cách nào mà có thể học thuộc lòng được, cô bảo “cần phải cố gắng, như học thuộc lòng chữ Việt vậy”. Bài đầu tiên tôi học thuộc được có câu đầu như sau:

Mr and Mrs Dawson have two children, a son and a daughter.
Their son’s name is William but they call him Bill…

Chữ thầy trả thầy (cô mới đúng). Tôi vẫn không khá được và điều này quý thầy Khương, thầy Điền, thầy Bằng cùng thầy Thành biết rất rõ. Thậm chí sau hơn 21 năm sống ở đất nói tiếng Anh, mà vốn liếng của tôi vẫn chỉ ăn đong. Cô Nguyệt biết tôi yếu nhưng có cố gắng, nên cô đã tận tình chỉ bảo tôi khi có dịp hoặc những lần tôi đến thăm cô tại nhà riêng.

Trên đây là đoạn đầu tiên tôi đặt bút viết Giận và Thương trên trang web “Lối Đi Của Nắng” của mình. Khi có dịp cùng các bạn cũ nhắc lại quý thầy, cô dạy ở HNC; cô Nguyệt là vị mà tôi luôn luôn nghĩ và nhắc tới đầu tiên.

Tôi không còn nhớ là lần chót tôi đã được gặp lại cô Nguyệt của tôi khi nào. Cho đến đầu năm 2003, tôi đọc được một phóng ảnh thủ bút của cô trong một lá thư cô viết cho các đồng môn HNC ở Việt Nam vào năm 2000. Nhờ vậy tôi đã suy luận ra là cô vẫn còn ở VN vào thời kỳ đó. Căn cứ vào phóng ảnh lá thư của cô, tôi dọ hỏi tin tức và có bạn cho biết hình như cô đã rời VN sang định cư tại Mỹ vào cuối năm 2000.

Tháng 9 năm 2005, khi vợ chồng tôi có dịp gặp gỡ các bạn đồng khoá và đồng môn HNC ở Nam Cali, tôi hỏi thăm các bạn về tin tức của cô. Có bạn nghĩ rằng cô hiện ở Mỹ và có thể cô đang ở Texas hay New Jersey chứ không ở California.

Đùng một cái, tôi nhận được tin cô Hồ Thị Nguyệt, giáo sư Anh văn trường Gia Long gặp tai nạn giao thông ở vùng Quận Cam. Tin này do một đồng môn đưa lên Diễn Đàn. Sau một số thư điện qua lại, tin tức đã đến rõ hơn, và cô giáo Nguyệt của trường Gia Long đúng là cô Nguyệt của chúng tôi. Cô Nguyệt mới sang định cư ở California được ít năm, vừa gặp tai nạn giao thông khá nặng và hiện đang điều trị tại một nhà thương khu Quận Cam.

Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, cô Nguyệt được bổ nhiệm về dạy tại HNC. Có lẽ nhóm chúng tôi là những học trò thực thụ và quỷ quái đầu tiên của cô. Sau 3 niên khoá, cô thuyên chuyển về trường nữ trung học Gia long. Thời gian cô dạy ở HNC tương đối ngắn và do đổi buổi học nên tôi không có dịp gặp lại cô sau niên khoá 61-62. Và như đã kể, tôi không biết tin tức của cô cho đến những năm gần đây, với những tin tức thật ra không được chính xác lắm.

Trong 3 năm cô dạy ở HNC, số môn sinh công chung khoảng trên dưới 500. Ngoại trừ các cậu thật nghịch hoặc thật chăm, có lẽ cô không thể nhớ hết đám học sinh quần xanh áo trắng ngày nào. Và thú thật, nếu tôi có may mắn gặp cô ngay bây giờ, tôi cũng khó nhận ra được cô chứ đừng nói là cô nhận ra mình sau 44 năm thầy trò không gặp nhau.

Tôi còn nhớ những chiều thứ Bảy, cùng với một vài bạn đến nhà cô ở đường Hoà Hưng. Có những ngày cô bận nhưng cũng không đuổi chúng tôi về, chỉ bảo chúng tôi ngồi ở “divan” đọc sách, đợi cô xong việc cô sẽ “hỏi tội” chúng tôi. Tội của chúng tôi đây là kiểm điểm lại trong tuần 6 giờ của cô, trong lớp đứa nào đã phá cô, hoặc thậm chí tinh nghịch nhái lại giọng miền Trung êm nhẹ của cô. Khơi tội chúng tôi (may mà chỉ những đứa vắng mặt) xong cô thường kết luận: – Các trò ngoan hơn mấy bạn nhiều, cần ngoan hơn và học hành chăm chỉ hơn.

Cuối năm 60-61, tôi được cô cho một cuốn sách mà giờ đây tôi không còn nhớ rõ lắm. Hình như đó là cuốn “Cách phát âm Anh ngữ” của một tác giả mà tôi cũng quên luôn. Tôi vốn lười và không có khiếu về ngoại ngữ nên chẳng dùng sách. Mãi cho tới năm đệ Tứ, tôi tình cờ dùng một đoạn nhỏ trong cuốn sách này để trả lời thầy Trần Văn Điền. Kết quả là được thầy Điền khen tới hai ba lần là chịu khó tìm hiểu… Biết vậy tôi nghiền ngẫm cả cuốn sách cô cho từ vài năm trước! Biết tin cô gặp tai nạn nhưng không thể vù một cái là tôi có thể đến thăm cô được. Trong suốt thời gian học HNC, tôi đã thụ huấn từ nhiều thầy cô. Trong gần 40 năm rời trường, tôi mới chỉ có dịp gặp lại một vài thầy cô lúc còn ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm ở Úc, khoảng vài năm gần đây tôi mới được gặp lại thầy Hiếu, thầy Cảnh (đã thất lộc), thầy Chiếm và thầy Hoà. Mới đây, tôi được gặp cô Minh trong buổi họp mặt HNC tại Little Saigon. Như vậy đủ thấy việc đi thăm quý thầy cô, thậm chí bạn, đồng môn nhiều khi rất khó dù có thiện chí đến mấy. Người xưa có nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Với chúng tôi lúc này, chúng tôi phải thành thật xin nhận xét: câu nói trên chưa thể áp dụng được.

Cũng trong lần chúng tôi gặp cô Đái Thị Minh tại nhà cô ở Fountaine Valley, cô đã nhắn nhủ: “Cô còn khoẻ, các em đến thăm cô là cô mừng lắm. Lúc nào đó cô già yếu, bệnh tật nằm nhà thương, các em mới đến thăm cô thì cả cô và các em đều không có gì vui mừng đâu” (xin lỗi cô Minh nếu em ghi lại không đúng 100%). Tin tức mới nhất tôi nhận được tuần rồi: sau 6 tuần nằm ở nhà thương, cô Nguyệt đã trên đường bình phục nhưng vẫn còn tiếp tục phải nằm viện. Ước mong khi những hàng chữ này đến “Net”, cô đã bình phục và trở về nhà.

Đỗ Quang Khanh
HNC60, 1/12/2005

Đầu Trang

Theo bước chân cô

LTS – Bản Tin HNC xin được phép đăng lại nguyên văn bài viết của một cựu học sinh Gia Long, nơi cô Nguyệt đã dạy học nhiều năm. BT HNC xin được cảm ơn tác giả.

Hai giờ trưa thứ bảy 3-12, tôi và một người bạn – cũng Gia Long đến bệnh viện UCI tìm thăm cô Hồ Thị Nguyệt, cựu giáo sư Anh Văn. Phải gần một tháng, từ khi nghe tin cô gặp nạn, chúng tôi mới đi tìm tin tức mới nhất của cô. Qua cô Vũ Bạch Cúc, tôi cũng man mán biết bệnh trạng trầm trọng của cô. Cô bị bệnh tiểu đường, đang lái xe, lượng đường trong máu hạ đột ngột. Cô mất phương hướng và xe lao đi… Và nói rất thật, tôi đã mất ngủ khi hay tin dữ đến với cô.

Ngay lúc đó, tôi nhớ lại những ngày tháng cuối năm 1972, tôi nằm trong phòng nuôi người thân ở bệnh viện Saigon. Trời đã về sáng, mà mắt cứ thau láu. Tiếng xe gắn máy thỉnh thoảng gầm rú bên ngoài, càng làm tôi tỉnh táo lạ thường. Lần đầu tiên tôi có cảm giác mất mát. Nỗi lạc quan cuộc sống vơi dần. Tôi nhìn qua cửa sổ, ngó xuống đường Lê Lợi, tâm trạng trống rỗng… Những ngày tháng sau, ở nhà, khi nằm xuống giường, những hình ảnh đen tối, buồn thảm đó cứ hiện ra trước mặt. Tôi chạnh lòng nghĩ, trong lúc mình đang sống trong không gian ấm cúng, quen thuộc thì người thân nhất của mình lại ở một chỗ khác, với bốn bức tường trắng toát, lạnh lùng! Chỉ nghĩ đến vậy thôi, lòng đã nhói đau!

Tin của cô làm tôi chạnh lòng. Và đau lòng cho một kiếp người. Tôi cố quên nhưng không sao quên được… Tôi vẫn còn nhớ đêm họp mặt tiễn cô đi Mỹ định cư. Cô nói cười vui vẻ cùng các đồng nghiệp. Lẽ nào đó là lần cuối cùng tôi được trò chuyện cùng cô trong không khí ấm áp, vui vẻ?

Chúng tôi lên lầu 4, khu A – theo sự chỉ dẫn của cô Vũ Bạch Cúc, bệnh viện UCI. Ở đây, người ta lục trong computer vẫn không tìm được tên cô nên đoán cô đã xuất viện. Chúng tôi chạy về nhà cô, trong khu housing ở Cerritos, không rộng lớn như ngôi biệt thự của cô ở đường Hòa Hưng, Saigon. Ông thầy, chồng của cô, cho chúng tôi địa chỉ nơi cô đang nằm tịnh dưỡng, không phải UCI Medical Center nữa. Nhờ tấm danh thiếp của thầy, chúng tôi lần đến Garden Park care center, 12681 Haster St, Garden Grove CA (714-971-2153) và tìm thấy cô trong phòng số 30.

Cô nằm bất động, mắt nhắm nghiền, dây nối vào cổ để cô thở oxy, dây vào bao tử để bơm thức ăn, thuốc men vào… Tôi nắm bàn tay cô, và gọi nhỏ. Cô hé mắt ra rồi nhắm nghiền trở lại. Cô y tá cho chúng tôi biết vừa tiêm thuốc ngủ cho cô. Tôi vuốt nhẹ mớ tóc, vô tình chạm vào một cái u nhỏ ở giữa đầu, và rùng mình, sợ làm cô đau mà cô không nói được. Tôi nói khẽ vào tai cô: “Thưa cô, cô Phạm Ngọc Điệp ở VN chuyển lời thăm cô. Cô Điệp rất lo lắng cho cô.” Tôi thấy cô chớp nhẹ mi mắt, rất nhẹ, rồi thôi! Hình như cô đang cảm xúc. Những ai đã trải qua một lần đại phẫu đều nhận biết cảm giác đó. Mặc dù mình không nói được, nhưng ai làm gì cũng biết hết và hiểu hết.

Tôi chỉ có thể nói vắn tắt với cô vài câu như vậy, chụp ảnh chung với cô rồi ra về, và tự hứa sẽ quay trở vào thăm cô vài lần nữa. Cô nằm đó, bất động, và cô không biết rằng có những đồng nghiệp, học trò đang ray rứt vì cô. Cô Phạm Ngọc Điệp gọi phone cho tôi với giọng thảng thốt. Cô nằng nặc đòi làm “một cái gì đó” cho cô Hồ Thị Nguyệt. Tôi kêu lên: “Trời ơi, cô ở xa xôi quá, lại sức già, lại đang bệnh, làm sao cô?” và tôi không muốn nói gì thêm với cô nữa để cô coi như “không nghe – không biết – không thấy – và tất nhiên là sẽ không nói”.

Thưa cô Điệp, cô hãy yên tâm vì chắc chắn cô Nguyệt đã có một tập thể Gia Long đông đảo ở Mỹ đang lo lắng, quan tâm đến và có ít nhất một người đang hướng về cô.

Mỗi sáng khi thắp nhang trên bàn thờ Phật, tôi vụt nghĩ đến ba người là má tôi, cô Điệp và bây giờ thêm cô Nguyệt, với lời nguyện cầu khẩn thiết. Ban đêm, khi nằm xuống giường, trong một phút – một phút thôi, tôi vụt nhớ đến cái phòng số 30 ở Garden Park Care Center và tự dặn lòng, hãy cố gắng làm được một việc gì đó có ích trong ngày mai.

Thưa má, thưa cô Điệp, thưa cô Nguyệt, con xin thề nói thật.

H.

Đầu Trang

Cửa trường đã đóng

để nhớ về tất cả những bóng hình,
có một thời đã đi qua và dừng chân nơi đây.

Thông thường, ở đây, chúng tôi gọi là trung tâm dịch vụ. Trên tấm bảng giới thiệu ghi: “Điểm truy cập Internet”.

Điểm cách nhà tôi khoảng hai cây số. Tiện lợi và dễ đi đến.

oOo
Một hôm, tôi đến đó để thăm Hội Ái Hữu. Trước hết, tôi lướt nhanh, lướt chậm để mau có được cái nhìn tổng quát. Màu đẹp, hài hòa, nhất là ở câu đầu của Hội tự giới thiệu. Lời giản dị, nhẹ nhàng, ngắn, gọn mà đầy đủ, chân thật, dễ thương, làm lưu luyến người xem, người đọc.

Tôi dừng lại lâu, đọc đi, đọc lại, nghiền ngẫm và cảm động.

oOo
Có nhiều hình màu nhắc lại mái trường xưa. Hình nào cũng đẹp, cũng có ý nghĩa. Tôi tâm đắc nhất hình có hai cánh cửa trường khép kín.

Tôi đọc trở lại câu tự giới thiệu, nhìn trở lại mấy lần hình vừa nói trên để tự tìm hiểu tại sao tôi muốn dừng lại nơi nầy thật lâu hơn.

  • cửa đóng vì trường đã đến giờ vào lớp
  • cửa đóng để không cho học sinh đi trễ vào
  • cửa đóng vì là nơi tôn nghiêm, có kỷ luật học đường
  • cửa đóng là để từ từ lui vào bóng tối để nhẹ nhàng đi vào quên lãng
  • cửa đóng, nhưng phía sau cửa đó gói ghém biết bao nhiêu mỗi phần trong chuỗi dài quá khứ của chính mỗi của mỗi con người đã có một thời ở đó?

oOo
Tôi không biết phân tích sao cho rõ ràng, chính xác, mớ tình cảm của mình. Tôi chỉ biết rõ có một điều. Lâu thật lâu, ở nơi tôi ở, có một buổi chiều đẹp, gió thổi hiu hiu, khô ráo, mát, mậy trắng bay trên nền trời phớt xanh. Không có ánh mặt trời.

Tôi gọi đó là buổi chiều của thương nhớ, của kỷ niệm êm đềm, trong sáng. Chiều để đi dạo, chiều dành cho người – tiểu vũ trụ hoà đồng đại vũ trụ để suy nghĩ nhiều chủ đề.

oOo
Chiều đó tôi sẽ đến “điểm truy cập Internet” để thăm lại Hội Áu Hữu và cánh cửa trường khép kín. Lúc nào mỏi lưng, mỏi mắt thì về với lòng vui.

oOo

Chắc có lẽ để tôi tự dối mình: trường vẫn còn đó, nào có mất đi đâu!

Nguyễn Lệ Dung

Đầu Trang

Thư ngỏ 20/11

Tôi gởi lá thư này đến cho bạn một lần nữa. Sẽ còn có bao nhiêu lần trong quãng đời của bạn và tôi. Hãy gấp bức thư lại, nếu đời sống hiện hữu làm bạn phiền não, và đặt nó xuống bàn tạm quên, bởi nó đến không đúng lúc. Và nếu lướt bước tiếp theo. Tôi hiểu rằng sự chân tình của tôi có một giá trị nhỏ dù bao công việc mệt mỏi đang vây lấp chung quanh bạn. Trong đầu óc bạn đã hình dung rõ cái quán cà phê bé nhỏ của tôi. Nhân dáng trần tục của Trí Tín. Và trần tục hơn khi tới ngày tháng của một năm, tôi vẫn cả gan gửi thư ngỏ đến các bạn, kêu gọi các bạn chung sức với tôi, tổ chức môt ngày họp mặt với các Thầy Cô cùng thân hữu đồng môn.

Đời sống và sự lạnh bạc của nó, đôi lúc làm sai lệch bao điều. Nhưng tôi không nghĩ và mãi mãi không bao giờ nghĩ điều tôi làm mang dáng dấp của những ngộ nhận héo mòn. Do đó hàng năm, tôi sẽ vẫn cứ gởi những lá thơ này đến bạn – những con đại bàng trắng mạnh mẽ may mắn trên đường bay cuộc đời. Tôi và bạn ít ra chúng ta cũng nằm trong nhóm đó. Tôi sẽ không vinh dự bay cùng bạn, nếu không có sự cổ vũ động viên dìu sức của các bạn. Để trở lại một không gian, để tái lập một hội tụ của kỷ niệm, của tương kính, dù tương đối trong điểm hẹn nhỏ nhoi của tôi. Dù một ngày mang tính cách trang trọng như thế nào. Tôi vẫn cần sự góp sức cùng sự hiện diện của các bạn. Điều này thực ra lúc nào cũng chỉ giản dị là một ý nghĩ và tâm nguyện duy nhất của tôi, vẫn luôn luôn tự hỏi của mỗi sớm mai vắng khách – ngồi một mình – còn bao nhiêu đồng môn mà số phận nghiệt ngã đã biến đôi cánh đại bàng mạnh mẽ trở nên khép nép e dè khi lấn về một nơi chốn cũ.

Tôi sẽ còn gửi thư cho bạn. Cho các bạn, ngày nào tôi vẫn còn đủ sức viết. Ngày nào bạn và tôi vẫn tin hiểu rằng sự góp công sức cho điều chúng ta làm, không phải mong đợi đem đến niềm hạnh phúc cho riêng biệt của chúng ta, mà chỉ cố duy trì trong tâm tưởng của bao đồng môn niềm hoan lạc về một ngôi trường thời hoa niên đã từ lâu không cỏn tên gọi cũ.

Thân chào
Ý tại ngôn ngoại

Đầu Trang

Mặc khải…

Trở lại Sài gòn được một tuần lễ thì tôi gặp Viễn. Buổi trưa vào giờ đó, cái nóng bức đã tỏa khắp không khí; làm đa số thị dân như vội vã hơn lên. Khi cái bì thư gửi cho một người bạn ở tỉnh rơi hẳn vào thùng đựng, và cái bóng cao lớn của chàng đột nhiên chiếm lẻ loi dưới thềm tam cấp của bưu điện. Dưới cái nắng sáng lóa của những ngày vừa hết mưa bão. Tôi nhận ra chàng. Nắng trưa như đổ lửa trên hàng cây phượng. Trên mái tóc sạm khô lòa xòa phủ hết vầng trán rộng của chàng. Đó là những điều tôi nhận biết khi gặp lại Viễn. Tất cả hiện hữu trước mắt tôi của hơn 20 năm xa cách. Một hạnh phúc buồn rầu.

Chàng hơi khựng sau tiếng gọi của tôi. Đôi mắt dữ và luôn luôn nhìn thẳng về phía trước, không biểu lộ một sức xúc động; chỉ có câu hỏi cho tôi biết là chàng đã nhận ra người vừa gọi sau lưng mình. Điều đó trong phút giây gây cho tôi một cảm giác mừng rỡ lẫn đau đớn.

– Em đi đâu vậy!

– Em bỏ thư cho Thảo! Về mới biết gia đình nó dọn lên Long Khánh lâu rồi. Nhớ Thảo không?

– Nhớ!

Tôi im lặng đi bên Viễn dọc xuống hồ con Rùa. Chàng bảo tôi ngồi nghỉ ở những chiếc ghế được dựa kê trên lề đường và gọi nước. Định mệnh đôi lúc vừa nghiệt ngã vừa khoan dung, đưa đẩy cho những đôi tình nhân gặp lại nhau trong khung cảnh của đoạn đời tuổi trẻ nồng nhiệt đã qua của họ. Chính cái khung cảnh này, ít nhất đã xoa dịu nỗi buồn rầu của tôi.

– … Đi với em mà chúng nó cứ tưởng như đi với môt bà mệnh phụ hay một công nương nào – cứ chỏ mắt lên mà dòm. Hay tại anh giống thằng ăn mày quá không biết?

Chàng nói – chàng chửi thề bình thản. Chính điều đó làm tôi muốn khóc. Bây giờ tôi mới nhìn hết nỗi ray rứt của ngần ấy năm, dù không hẳn đeo đẳng tôi hằng giờ hằng phút hằng ngày. Nhưng cái quá khứ đã chìm khuất, yên nghỉ – nhưng lại không hề mất bóng ấy, trong những năm xa xứ; đôi lúc khiến tâm hồn tôi ngã qụy khi hồi tưởng.

Tôi không hề hay biết gì về Viễn. Những năm tháng biệt mù. Tôi đến xứ người. Một lá thư cho chàng và một lá thư trả lời của Viễn. Hồi âm như đoạn tuyệt. Đã bao năm tôi còn nhớ như in những điều chàng viết cho tôi – em hãy sống cuộc đời của em. Thời gian không chờ đợi ai – em đi – mối tình chúng ta coi như hết. Anh không lãng mạn đến độ nói đến điều chờ với đợi. Chỉ biết rõ một điều – dù tình yêu anh to rộng đến bao nhiêu cũng không sánh nổi vùng trời gia đình em mơ ước! Viễn trả lời như một đoạn tuyệt. Bằn bặt bao nhiêu năm sau đó tôi không hề nhận biết một điều gì về chàng. Bạn bè của tôi tuân theo ý muốn của gia đình từ hồi còn chưa ra đi, tuyệt đối không hề nhắc nhở đến Viễn trong các bức thư. Chỉ duy nhất tin Viễn lập gia đình 4 năm sau, được bà ngoại dì tôi báo cho biết. Tôi đã chờ đợi – đã hy vọng – gặp lại Viễn nơi xứ lạ quê người để được chung sống với chàng. Điều trông đợi thật sự tắt ngấm trong căn phòng u uất của tôi. Không gian phủ bên ngoài những cơn mưa tuyết. Mơ hồ những câu nói chì chiết của bố, và lời dịu ngọt vỗ về của mẹ, ru tôi đến quyết định, lấy một người chồng giàu có, cùng một màu da nhưng khác chủng tộc. Tôi có bổn phận phải chuộc lại hết lỗi lầm ở tuổi thanh xuân – cho mối tình đầu đời đầy bất trắc đó . . . mãi về sau…

Phải – mãi về sau tôi mới hiểu hết những điều Viễn viết trong cuốn nhật ký thuở còn yêu nhau của tôi. Mới biết năm tháng còn lại sau lần quyết định ấy. Tôi chỉ làm công việc của một sinh vật hữu cơ, nghĩa là đúng hơn – thở chứ không phải sống.

– Em về đã được tuần lễ nay.

– Anh biết… gặp Phương Mai nó có nói.

Điều trả lời của Viễn làm tôi cảm thấy an ủi. Chàng biết.

– Sao anh không ghé em – dù sao…

– Dù sao cũng đã hơn 20 năm rồi chứ gì…

Chàng nắm bắt ý nghĩ của tôi một cách nhậy bén.

– Nghĩa là mọi người sẽ chào hỏi anh – nếu anh còn một chút may mắn – anh chào hỏi họ, làm mọi nghi lễ xã giao thường thức – mạnh khỏe hết – không ai chết cả. Rồi tế nhị một chút – chỉ còn lại anh ngồi nói chuyện với vợ chồng em. Dù sau đó không lâu hay mãi mãi đức lang quân em cóc cần biết anh là thằng cha căng chú kiết nào. Nếu em không lỡ làm mích lòng một cô em xấu tính nào của em – anh không phải là đứa vô tình. Nhưng miễn cho anh việc đó. Ngày em đi anh không tiễn. Thì ngày em về hà cớ gì phải có mặt. Chỉ biết rằng giữa hai điều này là hố thẳm của đổ vỡ, của không hạnh phúc trong một thời tình yêu của chúng ta…

Viễn nói những lời sau đầy mệt mỏi. Tháng năm khó khăn vắt đầy sợi bạc trên tóc Viễn. Chàng ngồi đó không hề nhắc lại điều gì gọi là ngày xưa của tôi và chàng. Và tôi tự hỏi cái điều buồn đau kia đã được che dấu dưới khuôn mặt luôn như ngạo mạn, cái cá tính mạnh mẽ tôi yêu bao nhiêu thì bố không ưa bấy nhiêu.

– Em sống như thế nào?

– Em không có gì để gọi là sống nơi cái không chính xác phải gọi là quê hương mình.

– Nhưng tâm hồn được bình thản!

– Anh muốn nói cái khía cạnh của hàng ngày? Điều đó em không phủ nhận, nhưng hình như em cảm thấy em sống để đợi chết Viễn ạ!

– Bởi vì em đầy đủ – cho là giàu đi – nên em suy nghĩ như vậy. Nhiều Việt kiều hồi hộp nói với anh không cùng suy nghĩ như em. Tùy theo số phận ban cho họ, mỗi người mỗi cách – dù sao em đã may mắn. Bố mẹ em có lý. Người lớn lúc nào cũng có lý. Khách quan mà nói cho đến bây giờ anh công nhận họ lúc nào cũng đúng theo xác xuất trên năm mươi phần trăm – mặc dù dĩ nhiên anh thuộc số phần trăm còn lại. Và số phần trăm còn lại, may mắn là không có em – Baby Snow.

Chàng cười nhẹ và nhìn sâu vào mắt tôi. Hơn hai mươi năm xa vắng. Đã bao nhiêu điều tôi hiểu ra được. Viễn kêu tên thân yêu ngày xưa thường gọi – chàng diễn đạt cố tình cho có vẻ khôi hài. Nhưng điều đó chỉ khiến tôi cảm thấy một ngậm ngùi vây bủa. Khi tôi ưng chịu lập gia đình, bố mẹ, họ hàng mọi người đều mãn nguyện – rồi tự hỏi nếu người chồng không giàu có, điều gì sẽ thay thế sự mãn nguyện đó. Mẹ tôi nói: – lấy chồng rồi thì con mới thấy là con đã hết sức sai lầm khi ngày xưa nông nổi yêu thằng Viễn, ai cũng vậy hết – Ai cũng vậy hết – Tôi nhớ thỉnh thoảng sau này, mỗi lúc vui vẻ bà thường lặp đi lặp lại câu đó. Đôi lúc tôi muốn hét toáng lên – Ai cũng vậy hết. Nhưng tôi thì không. Bởi vì khi tôi hiểu tôi thì không – xa cách đã thành một nấm mồ – bố mẹ, họ hàng, thân tộc đều được, nhưng tôi lại mất cái không thể mất của một đời người.

– Anh nói cho em nghe cuộc sống của anh đi Viễn,

– Không có gì ngoài phẫn nộ – làm việc – cách kiếm tiền. Hết.

– Cái này thì em không hiểu rõ lắm,

– Có gì đâu – chửi bới những ngu dốt lạc hậu. Cố gắng làm việc để chứng minh những điều mình chửi không trùng lặp với mình. Cách kiếm tiền. Để có tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Rồi tiếp tục phẫn nộ và chứng minh, cái vòng luẩn quẩn tiếp tục có lẽ đến hết đời không có gì đặc sắc để nói em nghe… chán lắm…xin lỗi em.

Viễn chửi thề. Chữ xin lỗi của chàng nghe như một chịu đựng. Ngồi ở đây tôi còn mường tựởng được từng hoạt cảnh của quá khứ. Những chiều mưa tầm tã trên góc phố này – quán cà phê xưa. . . Tôi không hiểu chàng có nhớ hay không – hay đời sống đã phủ đầy trên hàng ngày những lo toan, đã khiến Viễn không hề nhắc lại những kỷ niệm nào, mà ngày xưa tình yêu tưởng chừng như không gì ngăn cách nổi.

Viễn quậy nhẹ ly nước cho tôi.

– Em uống đi! Bao giờ thì em trở lại Pháp.

– Hơn hai mươi ngày nữa. Nhưng em chắc đi sớm hơn.

Tự nhiên tôi ứa nước mắt. Thành phố trở lại. Quê hương trở lại. Trường cũ đã tang thương. Bạn bè đứa mất, đứa còn. Sự mong muốn gặp lại người xưa cũ – niềm hoan lạc nỗi buồn rầu – mênh mang.

Viễn kêu tính tiền.

– Thôi về, anh đến chỗ làm việc.

– …Viễn ! Cho phép em hỏi anh câu này.

Chàng ngồi xuống.

– Em hỏi đi Snow.

– Anh hạnh phúc không hở Viễn…?

Viễn không trả lời ngay. Chàng đốt dễ chừng tàn nửa điếu thuốc.

– Snow – Anh không nói với em rằng có hay không. Miễn cho anh cũng như anh không hề hỏi em điều em vừa hỏi. Ngày xưa anh tưởng rằng tình yêu của chúng ta quá to lớn. Hay đúng hơn chỉ mình anh tưởng như vậy – Em thì không – Bởi ngày xưa em yêu anh không đến độ tự em phải ở lại với anh. Còn anh yêu em đến mức không thể bảo em đừng ra đi – Mặc dầu những ngày tháng chúng ta yêu nhau tâm hồn và thể xác đã từng hòa làm một. Một – tưởng chừng như không điều gì có thể bứt rẽ được. Nếu ngày đó anh bảo em ở lại – chắc chắn em sẽ ở lại. Nhưng niềm hoan hỉ quá độ của một quê hương. Những dị biệt mặc dầu chỉ tồn tại trong một thời gian có nhất định hay không giữa người với người. Nhưng cũng đủ để cho anh cảm nhận trách nhiệm của một gã thanh niên chơ vơ hai bàn tay trắng. Anh cưu mang người yêu, dắt dìu nhau để sống trong những năm tháng đó ư? – Bởi điều gì sẽ xảy ra. Tình yêu thần thánh sẽ không còn – Khổ sở và bi kịch – Em lớn lên trong một môi trường khác – Anh trưởng thành trong một gia thế không may. Cái điều anh cần là niềm hạnh phúc – Nó vừa là phương tiện vừa là cứu cánh để anh sống đi tới. Yêu nhau lớn để thấy rằng những khổ sở vất vả của cuộc đời – những dị biệt nhất thời của xã hội là không quan trọng. Em không tự nói em ở lại – còn anh không thể bảo điều anh chờ đợi em – Tình yêu tự nó hóa giải và san bằng – hạnh phúc của một đời người – trả lời từ đó – Em không hiểu hay không biết tự ngày đó, thì làm sao bây giờ anh trả lời với em anh hạnh phúc hay không. Nếu em muốn anh nói với em điều trước đây hai mươi năm anh không thể nói. . . thực ra cái bi kịch lớn nhất của một tình yêu, ở một trong hai người không vượt qua sự tầm thường ngắn ngủi của cuộc đời, để đến nỗi phải quay lưng, hay buông vuột khỏi tầm tay của họ. Điều mà trước kia họ mơ ước hay đúng hơn đã có…

… Chúng tôi chia tay nhau ở giữa đường. Tôi nhìn hút theo dáng đi của Viễn. Chàng nói với tôi những điều sau cùng bằng những lời nhẹ nhàng, thư thản nhất – kể cả lúc thốt bao điều cay đắng về cuộc đời hiện hữu bao quanh. Tôi hiểu được đời sống của Viễn. Chàng sống phẫn nộ – làm việc kiếm tiền hoặc tất cả mọi điều. Nhưng chắc chắn Viễn bằng lòng với bao điều của chàng. Dù là một bằng lòng khốn khổ. Đôi mắt Viễn đã nói lên điều đó. Nhưng ngày xưa tôi thường trễ hẹn với Viễn. Có thể những thành viên trong đại gia đình tôi sẽ cười tôi, cười Viễn. Nhạo báng mối tình chìm khuất nhưng không hề mất bóng ấy. Và tôi biết rõ hơn ai hết, trong các mối tình bỏ lại của bao người thiếu nữ trước đây ngần ấy năm hay lâu mau hơn nữa – Dù chiều phồn hoa hay đêm dạ hội hoan lạc nơi xứ người. Trong một đêm bất kỳ của ngày tháng nào, với phần đời tha hương còn lại. Tỉnh giấc lặng lẽ – không cứ riêng gì tôi – ai cũng vậy hết. Tôi đã được mọi thứ tôi mơ ước chăng? Tôi không biết. Nhưng tôi đã mất cái không thể mất của một đời người. Tình yêu – hạnh phúc – quê hương – quê hương còn biết bao nhiêu điều phiền muộn. Phải chăng người ta sống bởi quê hương cũng như đang chết bởi quê hương.

Phải thế không anh Viễn. Tình yêu, quê hương mật đắng của em. Tôi biết miên viễn tôi còn dằn vặt hỏi. Và nước mắt lưng tròng phải trả lời cho những sớm mai hay bao chiều tưởng nhớ.

Tặng N.A. SNOW (70-77 Lê Văn Duyệt) như một lời tạ lỗi với tôi.

Gia Định, 1-12-2005
Nguyễn Hữu Khánh

Đầu Trang

Viễn Du lần đầu

Lúc ấy, tôi đang học đệ thất, trường Hồ Ngọc Cẩn, Gia Định. Vị giáo sư dạy tôi môn Âm Nhạc là thầy Thiên Phụng. Thuở đó, tôi là đứa nhỏ tuổi nhất và cũng nhỏ con nhất lớp (anh bạn cùng lớp, làm trưởng lớp tôi sinh năm 1941).

Kỳ thi lục cá nguyệt năm ấy, thầy Thiên Phụng cho chúng tôi vừa hát, vừa đánh nhịp một trong những bài hát ngắn do chính thầy viết ra, dạy chúng tôi. Chúng tôi lần lượt hát những bài dành cho thiếu nhi, như “Con Suối”, “Kìa Con Bướm”, “Mùa Xuân”, “Ánh Trăng”…

Trong cả hai kỳ thi lục cá nguyệt, tôi đều được thầy cho điểm cao nhất. Kết quả cuối niên học 1958-1959, tôi được xếp hạng 18 trong số 53 học sinh. Tất cả các môn khác, tôi đều thuộc loại “làng nhàng”. Chỉ môn Âm Nhạc là tôi được xếp hạng nhất. Và tôi cũng chỉ được vinh dự này có mỗi lần đó thôi.

Trong suốt cuộc đời đi học của tôi, chẳng bao giờ tôi còn được đứng nhất bất kỳ một môn nào khác.

Nhân buổi văn nghệ cuối niên khoá 58-59, trường tổ chức tuyển chọn “ca sĩ” để trình diễn trong buổi phát thưởng tổ chức ở rạp Cao Đồng Hưng (?)1. Tôi còn nhớ anh trưởng ban văn nghệ toàn trường lúc ấy tên là Trần Như Đẩu, đang học lớp đệ nhị. Anh Đẩu, trong mắt tôi dạo đó, là một nhân vật ghê gớm lắm. Anh vừa to lớn, vừa toàn quyền “sinh sát” trong tay: muốn cho đứa nào vào ban hát, ban kịch… là đứa đó được ân huệ đó ngay…

Một sáng Chúa Nhật, tôi và anh bạn cùng lớp, Vũ Cao Hiến, đến trường, ra mắt ban giám khảo. Vũ Cao Hiến, bạn đệ Thất A3 của tôi, lớn hơn tôi vài tuổi. Anh cao lớn, có giọng hát hay, vừa hát vừa cười tình, khoe chiếc răng khểnh duyên dáng, nhất là mỗi khi anh hát “Nắng Chiều” và “Tình Anh Lính Chiến”. Dĩ nhiên, Hiến hát xong bài “Nắng Chiều”, anh Đẩu và “Ban Giám Khảo” cho anh vào Ban Văn Nghệ ngay.

Đến lượt tôi hát “Viễn Du”, là bài tôi đã được nghe anh Vũ Đức Nghiêm hát nhiều lần, khi tôi sống với anh ở đảo Phú Quốc, khoảng cuối năm 1955, nên tôi đã gần như thuộc lòng. Một anh lớn đệm đàn guitar, bắt giọng cho tôi. Chắc hẳn anh đã đệm âm giai Do, theo đúng bản nhạc, trong lúc tôi quen hát thấp hơn. Nên khi hát tới chỗ “…ai quay cuồng nhịp đời dương thế”, giọng tôi bị vỡ ngay ở chữ “thế”!

Tôi đi xuống khỏi bục gỗ, xấu hổ quá, không biết nói gì nữa. Nhưng có lẽ, để an ủi tôi, anh Đẩu và Ban Giám Khảo quyết định cho tôi vào thành phần “ca sĩ … dự khuyết”.

Sau “biến cố” này, suốt 6 năm ở Hồ Ngọc Cẩn, tôi không bao giờ còn dám lên hát nữa.

Bây giờ, 47 năm sau, hát lại bản “Viễn Du”, tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm thơ ấu.

Thầy Thiên Phụng thân yêu của tôi đã qua đời hơn ba mươi năm rồi!

Anh bạn Vũ Cao Hiến vui tính ngày xưa, theo lời kể của các bạn cũ, đã mất tích trên biển, khoảng cuối thập niên 70, đầu 80, trong một chuyến vượt biên, sau khi đi tù cải tạo về !

Vũ Trung Hiền.
HNC58-65
1 LTS: Chắc tác giả muốn nhắc đến rạp Đại Đồng ở đường Nguyễn văn Học

Đầu Trang

Tản mạn giữa mùa Đông

40 mươi năm đối với một đời người mất đi là vô cùng ngắn ngủi, nhưng đối với những người còn sống là một khoảng cách lớn lao, bắt đầu từ mùa thu năm 1966, khi những bước chân còn rụt rè bên mẹ dắt tay ta vào trường Hồ Ngọc Cẩn đến nay. 40 năm ấy có biết bao chính biến đã xảy ra đối với đất nước, đồng thời cũng kéo theo rất nhiều biến cố đối với mổi cuộc đời. Đôi khi, biến cố làm đổi thay cả một số phận, cả một con người và đẩy đưa đến nhiều hệ lụy.

40 năm đã qua đi, ta gặp trên đường đời biết bao khuôn mặt thân quen yêu mến và cã những con người dối gian lừa đảo. Có thằng bon chen, nắm bắt thời cơ ngoi lên đỉnh cao danh vọng, có đứa luồn lách chui vào cơ quan nhà nước và có dịp đục khoét của công rồi lên mặt dạy đời (dạy cả những thằng thầy giáo lỡ vận như ta phải liêm chính vô tư, phải biết hy sinh và đừng đòi hỏi). Có đứa sa cơ thất thế đành phải sống bần hàn, bữa no, bữa đói, uống ly rượu đế cũng thiếu quán nghèo. Đứa làm quan, thằng làm lính (cả hai chiến tuyến), người Giám Đốc, kẻ cu li, đứa ở nước trong, thằng ở nước ngoài, có đứa làm văn nghệ văn gừng, thằng làm kinh tế không cần vốn, rồi có cả những thằng phải sa chân vào vòng lao lý. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Ôi thôi! Muôn mặt cuộc đời, biết đâu thật giả. Riêng ta vẫn đổ mồ hôi, sôi nước mắt để kiếm đồng tiền, bán sức lao động để mưu sinh, làm đủ thứ nghề lương thiện mà nghèo vẫn hoàn nghèo, nhưng ta tự hào chưa “ân oán, nợ nần” gì ai để phải mất ăn mất ngủ, lo âu, sợ sệt. Ta vẫn thuộc lòng câu nói của Tạ Văn Quang: “Hồ Ngọc Cẩn chưa sản sinh cho đất nước những vị anh hùng, nhưng đã đào tạo cho xã hội những công dân gương mẫu.” Ta muốn sống xứng đáng là một công dân như thế. Được không?

40 năm qua đi, chồng chất lên cuộc đời mình những lo toan trăn trở, so đo hơn thiệt về vật chất lẫn tinh thần, tình yêu và sự nghiệp, những được mất trong cuộc đời nhiều hơn bọn chen nghiệt ngã. Đã năm mươi buốn tuổi rồi, lắm khi cũng cảm thấy mình bất lực cực cùng, bất tài vô tướng, muốn xuôi tay. Nhưng rồi phía sau lưng là vợ con, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, lại gắng gượng đứng lên sau nhiều đêm mất ngủ, lại lao vào công việc, quên đi là mình ngày càng già đi, sức lực ngày càng hao mòn đi, trí nhớ cũng kém cỏi đi, mắt thì mờ, tay chân không còn linh hoạt như xưa. Thế mới thấy rằng xưa nay, hễ cứ lớn hơn một chút, già hơn một chút lại cảm thấy nuối tiếc cuộc đời sao ngắn ngủi, lại tham công tiếc việc, sợ rồi đến lúc nào đó không còn dịp để động đậy tay chân và rồi thầm trách sao lũ trẻ ngày nay càng chỉ biết ham chơi mà chẳng chịu làm lụng, học hành. Nhưng có ai mà chẳng một thời trẻ trai ngờ nghệch, đam mê. Chiêm nghiệm về cuộc đời chưa chín chắn, suy nghĩ, hành động còn non nớt và hời hợt đã để thời gian trôi tuột đi một cách đáng tiếc, phung phí tuổi trẻ mình không chút bận tâm.

Giờ đây, ngồi nghĩ lại, chắc chưa ai trong chúng ta có thể nói là đã hài lòng, mãn nguyện phải không?

Con đường ta đã đi qua thì quá dài mà đường đi phía trước ngày càng ngắn lại nhưng đầy dẫy những chông gai gập ghềnh khắc nghiệt. Thôi thì quay lại quá khứ ngây ngô trong trắng, với những kỷ niệm hồn nhiên tươi đẹp xa xưa. Những lúc rỗi rảnh ta lại tạt qua càphê Hồ Ngọc Cẩn của Trí Tín, thư giãn vài chai bia cho lòng bớt stress. Nhớ nhất là những lúc họp mặt tất niên, tân niên, ngày nhà giáo, được gặp mặt lại nhiều khuôn mặt bạn bè và cả những thầy cô mấy chục năm xưa, giờ đã sọm đi, ốm yếu và bệnh tật. Nhiều thầy cô nắm lấy tay học trò nay đầu đã bạc mà run run, bước đi không vững làm tim mình cũng thấy se thắt lại, nước mắt đã rưng rưng đành quay mặt dấu đi. Có lẽ đây là món nợ ta chưa bao giờ trả được. Thôi như “duyên phận“ cuộc đời tự huyễn hoặc mình như thế để nuốt lấy nước mắt vào trong.

Có phải tình cờ là kết đọng của hạnh phúc? Tình cờ đã đẩy đưa chúng ta? Những người học trò HNC năm xưa – gặp lại nhau đây – càphê HNC của Tín. Ở đó có những con người đã nuôi nấng trong 40 năm những tình cảm nồng thắm bạn bè. Ta lại thấy hiện lên bao khuôn mặt thân yêu trong ký ức, những kỷ niệm buồn vui chợt ùa về làm ta ngây ngất. Có những ngảy trốn tiết la cà ở Thạnh Phát, ở Bida, ở Lăng Ông, sở thú mà đầu têu là thằng Tùng, thằng Tiên… có những hôm đẹp trời còn lẽo đẽo theo Lan Chi về tận Đồng Ông Cộ, để rồi được cô chị nhỏ hơn mình hai tuổi “Mời em vào nhà uống nước“. Rồi có lúc tụm 5, tụm 3 trước cổng trường chờ chị em “39“ về ngang chỉ để nhìn len lén sau lưng…

Ơi, Ngọ của Phạm Duy đã hiện diện giữa đời thường. Một thời mê say và cả những đắng cay. Nhưng dù sao đến giờ này ta vẫn tự hào: “Mê say thì chỉ có một thời nhưng yêu thương thì cả một đời”.

Lê Hà Thăng
HNC65–72, 10/2005

Đầu Trang

Người dưng khác họ

Hồn anh như hoa cỏ may,
Một chiều cả gió bám đầy áo em.
(NB)

Tiếng chuông tan học vừa dứt, tôi nhét vội sách và tập ở trên bàn vào cặp, xong bước ra theo cho kịp Mai đang chờ tôi ở cửa lớp. Vừa theo bạn ra tới cổng trường thì đụng ngay vào một người con trai đứng chàng ràng ngay giữa đường vướng lối đi. Đang giờ tan học như chim vỡ tổ thế này mà chàng như đang đi kiếm ai. Tụi tôi phải tránh nhanh xém nữa là anh đâm xầm vô trước mặt rồi còn gì.

Tướng tá thì cao lênh khênh so với tụi con gái tụi tôi thì chỉ chừng đứng tới vai anh. Chốc chốc anh ta lại kéo một vật gì trong túi áo ngực ra để xem rồi lại bỏ vào, mắt lại ngước lên tìm tiếp. Cả doàn con gái áo trắng thế này mà kiếm sao nổi ! Tụi tôi nói nhỏ với nhau như vậy rồi cố lách ra khỏi cổng trường. Mai có anh nó tới rước đang chờ nó leo lên xe, còn tôi bước vội đi về phía trạm xe buýt.

Bỗng dưng sao thấy bóng người che khuất bên, tôi chợt quay sang thì thấy người con trai hồi nãy bước ngay bên mình. Vừa ngạc nhiên vừa nghĩ bụng, chắc anh kiếm không ra nên đi về một mình. Thôi, vậy thì cũng phải thôi. Còn đang nghĩ như vậy trong đầu, nhưng nghe anh nói gì đó, hình như đang nói với mình hay sao vậy kìa. Tôi khẽ quay sang thì đúng anh hỏi bến xe buýt ở đâu, tôi nói ở ngay trước cửa trường mỹ thuật ngó qua công viên đầu kia. Rồi anh hỏi vậy tôi cũng đi tới đó, thế là anh cứ đi song song với tôi ra trạm xe rồi leo lên. Buổi trưa, xe đông quá không còn chỗ ngồi, nên chúng tôi đứng.

Rồi đến đầu ngõ vô nhà, tôi bước xuống, thì anh cũng xuống. Tôi nghĩ anh vô tình người đi cùng đường thôi. Anh hỏi tôi học lớp mấy, và anh còn hỏi về mâ’y môn học tôi thích môn nào nhất. Tôi cũng trả lời tự nhiên thôi, nhưng rồi anh muốn ngày mai đến trường đón tôi.

Năm đó tôi còn ngây thơ nên không nghĩ người anh đi kiếm buổi đó là tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi với anh về, cũng bằng xe buýt. Anh kể là anh đang học ở Nha Trang, khi ra trường anh sẽ lái máy bay. Tôi chỉ biết có thế, và nghĩ là chuyện đó chả ăn nhằm gì tới tôi cả.

Từ đó mỗi khi anh về phép là ghé đến trường đón tôi. Sau giờ học có giờ nào giáo sư nghỉ thì thật may mắn, anh dẫn tôi tới Lê Lợi ăn kem Phương Lan. Rồi ra bến Bạch Đằng ngồi nói chuyện. Hết giờ anh chở tôi về.

Ngày tháng qua đi, thỉnh thoảng nhận được thư anh thì phải đọc lén, vì mẹ tôi mà biết được thì nhừ đòn. Tôi cho Mai coi thư trước giờ học, chúng tôi bàn tán về nội dung và từ ngữ người lớn trong thư. Năm đó tôi học đệ ngũ, vẫn còn nhỏ nên trong lớp tôi chỉ có một mình tôi là có thư.

Tụi bạn học cùng lớp chia từng nhóm mà nói chuyện về tôi. Một hôm mẹ tôi lục được những trang thư tôi để trong một cái hộp dấu kín trong tủ áo. Khi vừa về học, tôi bị mẹ la cho một trận hết mấy tiếng đồng hồ. Rồi từ đó khi thư tới là bị mẹ tịch thu hết. Đành chịu, tôi khóc bao nhiêu lâu. Có hôm tôi thấy anh về kiếm tôi, khi đi ngang cửa tôi phải ngoảnh mặt đi chỗ khác coi như không biết anh là ai. Vì đó là mùa hè nên chúng tôi không có cách nào để gặp lại

oOo
Sau khi lập gia đình được khoảng một năm, trên một chuyến xe lam tôi về thăm mẹ tôi. Hôm đó là buổi trưa thứ bảy, vừa trèo lên xe tôi nhìn thấy anh ngồi sau tài xế, anh ngồi đó với nguyên bộ đồ bay trên người. Anh quay mặt ra phía trước nên không nhìn thấy tôi. Tôi thấy choáng váng mà không biết tính sao, tuy mừng là anh đã không nhìn thấy tôị. Bụng tôi đang mang đứa con đầu, vừa mắc cỡ, vừa không biết phải xử trí ra sao. Cuối cùng tôi quyết định xuống xe khi có người xuống, mặc dù chưa đến chỗ.

Lặng lẽ bước xuống xe mà nước mắt tôi tuôn trào. Tôi tiếc đã không được gặp anh để nói cho anh biết lý do tại sao tôi đã ngừng liên lạc với anh. Đến nay đã gần 40 năm sau mà tôi vẫn không quên được anh. “Chỉ một giờ để quý ai đó, một ngày để yêu ai đó, và một đời để quên đi người mình yêu”, nhưng có phải tôi đã yêu?

comay

Đầu Trang

Thằng nhỏ của tui!

Chắc mấy mợ Lê Văn Duyệt đọc xong cái topic lại rũ ra cười. Nhất là… nhà tui. Thằng nhỏ của tui, ai lạ, chứ nhà tui… lạ gì. Thiệt là vừa tầm bậy vừa vu oan cho tui quá. Tui kể chuyện xưa mà, thời đó, đã có nhà tui đâu! Tui muốn bắt đầu về thằng nhỏ của tui để mấy mợ và những người may mắn (?) chưa hề có một ngày khoác áo lính – chưa phải uống cà phê gạo rang, chưa ăn cơm gạo sấy, hay mì gói mút chỉ thiên, hoặc chưa hút thuốc lá bã trà khô, pơ-luya giấy vấn, hay say sưa với rượu bách nhật mới chôn chưa đủ tuần – thông cảm được với tui, tại sao mỗi khi nhắc chuyện xưa, chuyện ngày mặc áo lính, mặt còn búng ra sữa mà vẫn hay ca tống tửu Đơn Hùng Tín, hoặc thích nói chuyện giang hồ tình lính tính liền, và luôn luôn nói về thằng nhỏ của tui.

Nhìn thằng nhỏ tỏ mặt ông thầy – ai nói câu nói đó nhỉ? Đời lính, bên cạnh tình chiến hữu bè bạn, còn là một mối tình rất êm đềm là tình cất trong lòng, là tình … thằng nhỏ thương tui!

Diễu vậy đủ rồi, bây giờ kể chuyện thằng nhỏ. Thú thiệt, khi nhận Trạm CứuThương (TCT) tại hành quân tui có teo. Teo vì quân trường dậy mình nhiều điều sách vở mà hổng dậy mình thực tế cuộc đời. Khi được người đàn anh giới thiệu cho tui cái đơn vị còn loe ngoe năm sáu mống (đi phép dài và ngắn hạn hết trơn), tui đã ngán ngẩm thở dài. Trước khi ra hàng quân, anh T. đã bỏ nhỏ sơ sơ về từng đứa còn lại. Nghe đến đâu tui điếng hồn đến đó, dù rằng anh ráng thoòng, “coi tụi nó dzữ dzằn vậy mà hiền khô à. Mà tụi nó tài ba lắm đó nhe, chỉ có điều” – anh bỏ nhỏ – “đa tài thì cũng có chút chút tật, toa đừng để chúng dzởn mặt khó làm việc”. Cái tài anh say sưa kể lể tui hổng nghe, vì tai tui cứ ù ù những tật anh liệt kê. Anh T. có hơi thiên vị đệ tử. Vì lúc đó, qua lời anh giới thiệu, tui chỉ thấy tụi nó hình như sanh tật nhiều hơn có tài. Công bằng hơn, đúng như câu các cụ dậy, đa tài thì đa … tật. Anh kết luận – “moa đã nói hết về sấp nhỏ, tùy toa lựa lấy một đứa cật ruột đặng nó lo cho toa cả an nguy lẫn đời sống hàng ngày”. Tui buồn rầu hỏi anh, “vậy chứ đứa nào hiền lành nhất trong bọn?”. Anh nói ngay không suy nghĩ, “thằng P.”, và nhỏ nhẹ, “có điều moi cũng xin toa trước, P. nó ở với moa tình nghĩa thâm trọng. Moa để nó lo cho toa một tuần khỏi bỡ ngỡ ban đầu, sau đó cho moa rút nó về trển theo moa”. Tui ngán ngẩm theo anh ra hàng quân đang tề chỉnh trình diện, cố nhớ tới thuật coi tướng người của các cụ, rán tìm một đệ tử chân chính cho đời hành hiệp của mình.

Hôm đó nhằm ngày nhận tiếp tế nên đơn vị tương đối lăng xăng, mặc dù địch kề cận rất gần qua những dấu vết ban 2 ghi nhận từ các toán kích. Trông mặt mà bắt hình dong…Tui dòm mặt từng người và đã hết hồn ngay vì tướng cô hồn bậm trợn của những khuôn mặt đang chăm chú nhìn tui, ông thầy mới toanh vừa tăng cường nhẩy theo trực thăng tiếp tế. Mặc anh T. đôi lời phi lộ, tui yên lặng quan sát. Thằng nhỏ của tui đâu, đệ tử cật ruột của tui đâu, tôi vừa dòm vừa van vái có câu trả lời. Trừ P. mặt hiền và nghiêm, tất cả đều hổng dữ nhiều cũng dữ ít. Đám đệ tử đứng im nghe, nhưng vẫn không quên thỉnh thoảng ném cho tui những liếc mắt tò mò, dường như thắc mắc, ủa, hết người sao đơn vị thẩy đại một tay học trò phố thị ra đây làm kiểng chắc. Thú thiệt hồi đó tui tướng thư sinh lắm, nếu thư sinh có nghĩa là ốm nhom và … trắng nhách. Hình như anh T. đã dứt lời, lùi lại. Tui tiến tới dứt khoát, thôi chấm đại, may nhờ rủi … đổi. Và dõng dạc lên tiếng làm quen. “Chẳng có gì nói nhiều, mới trỏng ra, tao có quà SG, chui vô lều lai rai làm việc”. Cả bọn hò reo, theo tui cùng anh T. vô lều. Hai tai tui đỏ bừng cùng những tiếng mày tao đao búa đầu đời. Anh T. đã bỏ nhỏ trước – “cất cái giọng lịch sự Sài gòn của toa đi, khi nào mấy em hậu phương đến thăm tiền tuyến hãy lôi ra. Bọn nhỏ với mình tình thầy trò, cả làm việc lẫn chuyên môn. Em út tất cả. Mà em út chỉ khoái được xưng mày tao thôi”. Tui giở nước cay cùng những thức ăn nhậu lỉnh kỉnh của nhà mang theo cũng như đã mua thêm trong 3 ngày nằm ở Huế chờ vào vùng. Dù sao, sau bữa nhậu đầu đời này, tui sẽ có … thằng nhỏ của tui. Xét người khi uống rượu chẳng phải là một cách trong Binh thư Yếu lược của Hưng Đạo Đại Vương sao. Yên tâm có sách vở hỗ trợ, tui say sưa uống nạp mà quên mất rằng, hình như tụi nhỏ cũng đang chia chung một quyển Binh thư Yếu lược với tui!

Tôi choàng dậy với cái lay của một tên đệ tử nào đó. “ra hố, ông thầy”. Đồng thời tôi nghe được những tiếng nổ ròn rã âm đục, mà sau này tôi mới biết là cối của phía bên kia. Tôi dụi mắt, đầu còn váng vất cơn say. Tôi đang ở đâu đây ? Giấc mơ nửa vời của một tình yêu vừa tan vỡ cho tôi chút nối tiếc ngầy ngật của hạnh phúc mong manh không có thật, và tôi cứ muốn lười biếng nằm như thế. “Dậy, dậy ông thầy, ra hố BS T. nhắc”. Bây giờ thì tôi mở mắt ra, trong ánh châu thay đổi sáng tối, tôi kinh hãi nhận ra một cái đầu lờ mờ râu ria lởm chởm, đang nhìn chờ tôi. Tôi đang ở đâu đây ? Hình như văng vẳng trong gió, tôi có nghe có những hồi kèn xung trận. Cái đầu biến mất khỏi lều. Có tiếng ì xèo cằn nhằn, hình như của anh T., “hổng uống được cứ cố”. Và cái đầu lại thò vào, nóng ruột cùng những tiếng lách bách ròn rã như pháo nổ. Tôi nhớ hết mọi chuyện, cũng như ý thức mình đang ở đâu. Tôi bật dậy. Cái đầu áp sát tôi. Một vòng tay choàng ngang, tôi nghiêng người như bị dìu. “Tao chưa mang giầy”. Bóng người vẫn dìu tôi, giọng khẽ “Lát nữa em trở lại lấy cho ông thầy – cẩn thận đến rồi”. Cùng tiếng cảnh báo, cả người tôi tụt xuống, đất bụi kêu rào rào cùng tiếng chán nản của anh T., “coi chừng đạp lên đầu moa. Ê, lấy cho ổng cái khăn ướt coi”. Tên đệ tử trở lại với cái khăn bằng gạc giải phẫu bụng cùng chiếc nón sắt sâm sấp nước. Và khi tôi vừa buông khăn, đã nghe giọng đệ tử ân cần, “Uống chút nước lạnh cho tỉnh táo, ông thầy”. Đưa tay đỡ ca nước mát rượi vì đêm, tôi nhận ra tên đệ tử cô hồn mình gặp ban trưa ở bãi tiếp tế khi phóng ra khỏi trực thăng và lao mình chạy theo đúng bài bản. Chính tên đệ tử này đã hỏi tôi vẻ khinh khỉnh kiểu vừa dòm thấy một thằng lính mới, “tăng cường hả ? bác sĩ mới đâu mày” lúc tôi dừng lại thở hổn hển hỏi thăm trạm Cứu thương ở đâu, khi nhìn thấy con rắn trắng, không chỉ trên ngực áo, mà còn cả ở trên chiếc nón bo trên đầu hắn, nhẹ tênh so với cái nón sắt nặng nề đang tụt lên tụt xuống theo đôi chân tôi… Chừng như hắn cũng nhớ lại nên nhìn tôi xẻn lẻn. Đưa tay đón nốt đôi giầy saut còn thơm mùi thành phố, tôi cười với hắn, “Cảm ơn em. Xin Cảm ơn đời lính có em”. Thằng nhỏ hụt hẫng trước câu nói dịu dàng phảng phất cải lương của một ông thầy mà hắn hy vọng nếu chưa ngầu bây giờ rồi mai sau cũng có lúc phải ngầu. Cuối cùng hắn nhoẻn miệng cười với tôi trước khi biến mất trong bóng đêm.

Hỏa châu vẫn sáng tối. Bây giờ tôi nghe rõ lắm, văng vẳng nhỏ to theo gió, cùng với những hồi kèn thúc quân là những tiếng hô âm u trong đêm rợn người, Ngụy dù, hàng sống, chống chết! Ngụy dù, hàng sống chống chết! Tôi châm một điếu thuốc, quay sang mời anh T. đang lẩm bẩm chửi thề kế bên, “hàng cái con đ. mẹ mày!”. Anh T. trên tôi hai lớp, lội TĐ lâu nhất từ trước đến giờ – mười bẩy tháng – và đã trải qua nhiều cơn sanh tử cùng TĐ, mà nặng nhất là trận Hạ Lào. Chợt anh reo lên, “chết mẹ các con rồi nha”. Cùng lúc tôi thấy bầu trời sáng hẳn lên. Châu từ pháo đội bạn đã soi sáng kịp thời. Trước mắt tôi, thoắt cái bóng các người lính đang ngắm bắn. Vùn vụt qua lại là một bóng cao đồ sộ của viên sĩ quan tôi chưa kịp quen mặt khi được giới thiệu tại TOC ban chiều. “Đ.M., ngóc cao lên, thập thò vậy bắn cái thằng ông cố nội mày à!”. Cùng tiếng quát, hình như có tiếng roi vút trong không trung như dọa dẫm. Lại có tiếng cười hì hì, la diễu, “tía vợ nó là Việt cộng, đích thân ơi”. Tiếng kèn đã tắt từ lâu, cũng chẳng còn tiếng hò reo hăm hở ban đầu. Tên đệ tử lại hiện ra, “Em xuống theo tụi nó nhé”. Anh T. la to, “cẩn thận nha mày”. Nó biến đi rồi tiếng “Dạ” mới vọng tới. Anh chép miệng, “mẹ, lại đi kiếm chiến lợi phẩm”. Tôi quay qua anh T. tò mò, “thằng nào vậy anh?” “À, thằng H. băng”. Tôi gật gù, “mặt ấy thì đương nhiên trùm băng đảng rồi”. Anh T. nhẹ nhàng, “hổng phải, tại nó buồn đời đen bạc, thêm hận kẻ bạc tình, nên lòng thành giá băng”. À thì ra băng là lòng băng giá. Có phải tại lòng tôi cũng đang đóng giá nên kết ngay, H. trở thành thằng nhỏ của tôi sau đêm ấy.

lhtc

Đầu Trang

Thầy, trò …

Buổi chiều đã hết. Nắng khuya bắt đầu lên. Từng khuôn mặt cũ của các bạn đồng môn lác đác đến. Ngồi ở đây, tôi lặng lẽ thấu cảm cùng nỗi nôn nao thấp thoáng trên khuôn mặt của bạn hữu. Tháng năm dù có trải đậm hoặc tàn phá hay còn xanh tươi bởi cuộc đời ở mỗi gương mặt là mỗi hoàn cảnh. Thì ngày này, các người bạn không đồng khoá với tôi hoặc trước tôi vẫn đến theo sự mời gọi của những người đứng ra đảm nhiệm tổ chức ngày này. Tôi hiểu được sự vui mừng của chủ nhân cà phê HNC. Anh không biết bày tỏ. Nhưng sự đến đông đủ của bạn hữu vào ngày gặp mặt thầy cô mới thực là lời cám ơn không hề đượm chút khách sáo nào đối với anh. Với tôi, tôi thầm cảm ơn những người bạn đã quen, sẽ quen – dù thậm chí một đôi lần phải gặp lại mới hằng sâu trong ký ức được. Nhưng cần gì. Tôi và bạn chúng ta biết rõ mình cần được gì của khoảng đời bụi bậm còn lại của chúng ta.

Tiếng nói cười. Tay bắt mặt mừng. Một đôi người nhìn nhau ngờ ngợ. Xong rồi kỷ niệm ùa trở về. Và họ nhận ra nhau. Có nụ cười nào đẹp hơn – thành thật hơn khi nhớ về thuở thanh xuân học trò có nhau. Hầu hết tôi bắt gặp những cái nhìn dõi theo của bao người bạn mỗi lần các vị giáo sư, người thầy của chúng tôi lần lượt đến. Sự chào hỏi, nắm lấy bàn tay thầy cô. Cảm nhận được thịt da trên đôi tay thời bảng đen phấn trắng. Hẳn là ngày xưa phải hồng hào hơn, khoẻ khoắn hơn. Không phải vì tuổi trẻ của thầy cô, mà bởi cái nhiệt huyết giáo huấn cho lũ học trò chúng tôi khi đứng lớp – lúc nào cũng chảy mạnh mẽ, tràn lấp về những điều thầy cô ý thức rõ thiên chức, thầy cô phải chu toàn. Tôi nhìn thấy hình ảnh thời của thầy cô – của quá khứ. Và hình ảnh thầy cô tôi hiện hữu. Rằng, tôi đã nói với con tôi mỗi khi nó hỏi, khi tôi chở nó ngang ngôi ngôi trường cũ. Nó chưa đủ lớn để hiểu lời tôi nói. Rằng ngày xưa tôi học trường này. Và thầy cô của ba đã yêu thương ba như thế nào. Rằng ngày xưa ba học dở như thế nào, ba học giỏi như thế nào… nhưng thầy cô ba chưa phải một lần nào là không hề không yêu thương ba, không riêng gì ba kể cả bạn bè ba. Và nó chưa đủ lớn để hiểu rằng. Chỉ duy nhất thế hệ của tôi – chỉ duy nhất thế hệ thầy cô tôi đã yêu thương học trò như thế nào. Sự yêu thương tuôn tràn trong lời giảng dạy, trong cách giáo huấn. Trong các bài giảng cùng kiến thức lĩnh hội đã hào phóng ban phát cho lũ học trò dù đôi khi không hề nằm trong giáo án. Thầy cô đắm mình trong nỗi say sưa của nghề nghiệp đã mang. Nơi đó không có sự giàu có của những nghề nghiệp khác nhau chen vô để phát sinh lòng so sánh. Không có vì sự thanh bạch của đời nhà giáo làm lung lay hay chi phối nhân cách của bậc gia sư. Tôi đã nhìn đời sống học hành của các con tôi. Và ngày hôm nay với ngày hôm xưa đã bao lần khi hồi tưởng tôi muốn rơi nước mắt. Và để lấy lại lòng bình an thật sự tôi phải đến, để nhìn thấy tuổi trẻ tôi – của đã qua – và tôi không muốn bị quên lãng nó. Bởi tôi còn hiện hữu và tôi là học trò của thầy cô khóa cuối cùng còn hưởng trọn vẹn tên tuổi của ngôi trường cũ.

Chúng tôi đã cố gắng sắp xếp để đi đến chỗ nhất quán buổi họp mặt cho ngày cuả một năm. Và tất cả đã diễn ra như lòng chúng tôi mong muốn. Thầy cô được thoải mái càng nhiều hơn càng tốt. Bắt đầu là một sự chia buồn với gia đình cuả bạn Lê Thành Công, bạn vừa mới mất đêm qua. Bài diễn văn để kính thưa thầy cô. Rồi sau đó từng người bạn đến để chúc mừng thầy cô. Mọi việc đều chóng vánh và giản dị. Và chính điều này bao niềm hưng phấn với tuổi tác thầy cô đúng hơn là niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt các bậc giáo huấn. Đó là điều mà tất cả chúng tôi đều mong muốn. Sự ấm cúng lan toả khắp quán của chủ nhân cà phê HNC. Cứ mỗi năm gặp mặt sự dây luyến ái giữa tình thầy trò càng thêm đậm nét. Những vần thơ thầy đọc cho ngày hôm nay, những phát biểu đã được chắt lọc, nhắn nhủ với chúng tôi. Những người bạn riêng lẻ đứng đọc thơ với nỗi niềm của mình, những bài hát về người thầy, về ngôi trường đã được thể hiện thay cho lòng bày tỏ. Tôi yêu biết bao những điều giản dị, nỗi chân tình của các người học trò đã luống tuổi. Vẫn vụng về, bé nhỏ như thời còn là học trò khi có dịp được thưa chuyện với thầy cô.

Ngày họp mặt năm nay. Tôi chúc mừng nỗi mong muốn đúng như tâm nguyện của bạn Tín. Các thầy cô đã thốt lên khi chúng tôi đưa tiễn. Chưa bao giờ các thầy cô cảm thấy thực sự ấm cúng và đầy ắp chân tình như ngày họp mặt năm nay. Bạn hữu từng người một thay mặt đồng môn chúc tiễn thầy cô. Tôi hiểu tôi cũng như bao các bạn. Chúng ta dõi theo hình ảnh xiêu vẹo bởi gánh nặng của thời gian – của tuổi tác nơi các bậc giáo huấn, với man man trong tiềm thức ngày này sang năm chúng em sẽ gặp lại thầy cô.

Bạn Thùy lui cui với cái máy quay phim. Tôi lặng lẽ cám ơn Thùy. Bắt tay những ngừơi bạn hết lòng cho buổi họp mặt thầy cô ngày hôm nay. Cám ơn vợ chồng Tín – cám ơn cái điểm hẹn – cái vất vả của các bạn. Tín kêu ở lại chơi chút nữa hãy về. Không! Tôi muốn về. Tôi đem theo dư vị hạnh phúc hiếm hoi của ngày cho một năm cho riêng tôi. Và tôi phải về kể cho con nghe ngày tôi gặp lại thầy cô trước khi nó đi ngủ. Rằng… ngày xưa thầy cô của ba, ngôi trường của ba đã yêu thương ba và các bạn bè của ba như thế nào… dù con tôi chưa đủ lớn để hiểu rằng – sự yêu thương nó không nằm giản dị đến độ hững hờ lạnh nhạt trong thời đang làm học trò tôi nghiệp của các con tôi…

Khánh (Vespa)
19-11-2005

Đầu Trang

Một chuyến đi, một nếp suy tư về đất nước và con người

(Từ Dayton đến Santa Ana, 27/5-17/6/2004)

Lần đầu tiên, tôi đi một chuyến vừa lâu ngày, vừa nhiều đường, có thể dài nhất trên nội địa nước Mỹ, từ khi tôi đến Mỹ ngày 06 tháng 11 năm 2003. Nhưng đó một chuyến du hành mang lại thật dồi dào kinh nghiệm và kiến thức kỳ thú.

Đi máy bay bằng E-ticket

Một lối áp dụng mua vé máy bay rất lạ lùng nhưng tiện lợi trên đất nước Mỹ, đối với người mới đến Mỹ, là mua vé trên mạng internet, một phương thức chưa thể có tại Việt Nam và nhiều quốc gia. Bạn chỉ cần vào mạng, thế là bạn đi chu du thênh thang thoải mái trên vi tính, rồi chỉ cần bấm vào điểm xuất phát và đích đến, bạn có ngay gần như tức khắc những chuyến bay khác nhau với giá biểu khác nhau xuất hiện theo từng khoảng đường đi, hãng máy bay có các hệ thống lưới bay thích hợp với thời giờ và giá phí cho từng chuyến bay bạn muốn: Southwest, United Airlines, Delta, Canadian Airlines… Bạn chỉ cần trả tiền trên số thẻ tín dụng ngân hàng của bạn; như thế, nếu vé máy bay bạn có là một quà tặng của thân nhân hay một tổ chức nào đó thanh toán cho bạn, thì người hay tổ chức đó bao trả tiền cho vé máy bay điện tử (E-ticket) cho bạn bằng chính thẻ tín dụng mang tên họ. Trong chốc lát, hãng bay sẽ thông báo giá vé và lịch trình chuyến bay cho bạn. Bạn không phải đi đâu. Bạn chỉ cần in vé trên máy vi tính của bạn, là bạn biết thời biểu và các điều kiện bạn cần theo dõi và thực hiện trên chuyến bay. Đó là E-ticket của bạn đấy. Một nước Mỹ rộng thênh thang nhưng chỉ cần ngồi nhà, có vé máy bay cho bạn đi bất cứ đâu, không phải chỉ trên nội địa Mỹ. E-ticket cũng được áp dụng cho những tổ chức qui mô bằng đường bộ như hãng xe lửa hay xe buýt Greyhound, đo đường khắp các tiểu bang Mỹ, chẳng hạn. Cả thế giới nằm trong lòng bàn tay bạn, một kinh nghiệm nước Mỹ to là thế và thu hẹp nhanh gọn là thế!

Hai chúng tôi, theo đúng thời biểu của lịch trình chuyến bay, đến phi trường địa phương Dayton lúc 6:30 sáng. Vì nhu cầu an ninh sau ngày 11/9/2001, chúng tôi, ai cũng như ai, xuất trình thẻ thường trú cho bộ phận an ninh lãnh thổ, khi đến lượt chúng tôi xếp hàng theo hàng nối đuôi trước sau, một loại xếp hàng tôi cũng thường thấy ở Việt Nam, nhưng rất trật tự và không phải cả ngày. Như thông lệ hiện nay, nhân viên hãng bay nhận thẻ của chúng tôi để check-in, khẳng định lại và làm một vài thao tác trên máy vi tính của quầy vé là họ tìm thấy tên chúng tôi trên máy và in ngay cho chúng tôi các thẻ lên tàu của sân bay trung chuyển và sân bay nơi đến cuối cùng. Thẻ lên tàu là một biện pháp kiểm hành khách mà cũng là thẻ an ninh cho mỗi du khách. Chúng tôi chỉ cần theo dõi các chi tiết trên thẻ lên tàu là biết chúng tôi phải tìm đến ngồi đợi ở quầy nào, chờ lên lên máy bay. Người soát thẻ lên tàu nhận thẻ của bạn và cho chạy qua máy kiểm, rồi cho bạn lên tàu. Bản chỉ cần tìm chỗ ngồi của bạn như số ghi trên thẻ lên tàu là xong. Hành lý bạn mang theo nên gọn nhẹ vừa đủ để lọt vào cửa khoang hành lý trên đầu bạn.

Chúng tôi phải đứng xếp hàng để kiểm tra thân thể và các hành lý mang theo, trong khi những hành lý đi theo dưới khoang hành lý máy bay đều được X-ray bằng thủ tục riêng. Mọi người, vì sự an toàn của bản thân và cả chuyến bay, đều nhẫn nại và vui lòng thực hiện các biện pháp kiểm tra an ninh khi mỗi người phải bỏ hết các dụng cụ cá nhân, như thắt lưng, ví đựng tiền, giây chùm chìa khoá, bút máy, các loại máy móc, giấy tờ, giày dép… đựng trong khay riêng, chạy qua quang tuyến X để kiểm tra. Như nhiều chuyến bay taxi khác trong nội địa Mỹ, chúng tôi lần lượt lên tàu theo từng nhóm xuất trình thẻ lên tàu, chiếc Boeing 737 chở chúng tôi nuốt chửng hàng trăm hành khách vào hết trong khoang bụng máy bay. Ăn no nê xong, sau một giờ bay, chiếc máy bay nhả chúng tôi đáp xuống sân bay Chicago theo lịch trình của hãng United Airlines. Từ đó, chúng tôi tìm lên chiếc xe buýt chở chúng tôi đến chỗ đậu của máy bay Boeing767.

Chicago, một sân bay đầu mối miền Midwest

Nên biết phi trường quốc tế Chicago, bang Illinois, là một trục chính cho nhiều đường bay nội địa cũng như quốc tế, nên từ chỗ lên xuống máy bay của hãng này hãng kia, người ta phải tranh thủ chuyên chở hành khách đi như con thoi, chằng chịt trong sân bay, từ khu vực đáp tàu lên/xuống khác nhau, để kịp giờ bay cho mỗi chuyến. Xe buýt và tàu điện là phương tiện thông dụng cho những hành khách cần di chuyển vội vàng này. Hành khách nào thông thạo tiếng Anh cũng phải quen với cách điều hành phức tạp nhưng nhịp nhàng này trong nội vi sân bay để kịp chuyến. Đã có những hành khách không may mắn, bị trễ chuyến bay vì chưa tìm ra chỗ đến theo hệ thống điều phối trên sân bay này, và phải được hãng bay bố trí cho đi chuyến kế tiếp. Báo hại cho những hành khách trễ chuyến, vì trễ luôn cho cả người đưa hay đón tại đích đến.

Vì tất cả mọi người chỉ di chuyển trong khu vực sân bay, nên không một ai phải kiểm tra an ninh. Con chim sắt đưa chúng tôi trực chỉ phía Tây Nam, và sau khoảng bốn giờ bay, chúng tôi xuống sân bay địa phương John Wayne, dành cho vùng Santa Ana ở Orange County, bang California.

Dù ban tổ chức hội nghị đã thông báo trước là có người đến đón tại sân bay, nhưng rút kinh nghiệm những hội nghị quốc tế ở nhiều nước, chúng tôi đã thông báo thêm cho một người cháu đến đón chúng tôi.

Rủi thay cho người đến đón chúng tôi do Ban Tổ Chức Hội Nghị bố trí là một ông cụ đã luống tuổi, nên khi chúng tôi bước theo lối xuống lấy hành lý, ông không trông thấy, dù chúng tôi xuống ngay bậc thang trước mặt ông. Khi phát hiện thấy một người cầm bảng tên ĐHN đứng chờ, bà vợ tôi cất tiếng gọi mà người đứng chờ vẫn không nghe thấy. Chúng tôi phải trở lại gọi ông, mãi sau khi chúng tôi nhận xong hành lý. Chúng tôi trao đổi mấy việc cần thiết và xin lỗi ông trước khi chúng tôi lên xe cùa người cháu chúng tôi và tá túc tại đó trước khi đến nhà người bạn mà Ban Tổ chức hội nghị chỉ định cho tiện mọi việc đưa đón. Ra khỏi sân bay, thì đồng hồ báo 11.00 PM, trễ hơn 45 phút theo giờ máy bay đáp xuống.

Việc trễ giờ của chuyến bay khiến tôi phải chuốc lấy những lời mắng vốn phủ đầu thẳng thắn của người chủ nhà dễ thương nhưng nhiệt tình: sẵn sàng đón chúng tôi đến tá túc cho tiện sinh hoạt trong suốt thời gian hội nghị. Về sau tôi mới hiểu, ở một đất nước có không gian rộng lớn này, nhất là sau vụ 11/9/2001, các chuyến bay dễ dàng trễ giờ vì rất nhiều nguyên nhân: vì thời tiết, an ninh…

Bộ mặt Little Saigon, “thủ đô hải ngoại”

Cảm tưởng đầu tiên ngay khi tôi còn nhìn từ trên máy bay xuống đất Cali vùng chúng tôi đi qua có thể từ khoảng phía Nam San José đến khu Orange County, là những đường xá và nhà ở chen chúc chật ních như người ta thiếu đất để sống. Một bầu khí nóng nực râm ran trong người tôi, khi máy bay đáp hẳn xuống đất. Eo ơi, cái vùng này nóng quá. Nhưng khi đã ổn định, thì thấy khí hậu ở đây sao mà hiền hòa thế, trái hẳn với cái náo nhiệt của người dân California vùng Santa Ana, nhất là không khí có vẻ sôi động hẳn lên với người Việt có vẻ chiếm đa số trong các cở sở ở nhiều đường phố. Cả khu Westminster và vùng lân cận dường như là vùng đất riêng của người Việt, với mật độ chắc ghê gớm lắm.

  1. Về kinh tế, thương mại, thôi thì đủ các mặt sinh hoạt, nhất là với tòa nhà Phước Lộc Thọ, với các cửa hiệu đầy những mặt hàng có màu sắc Việt Nam và Á Đông, đến nỗi nhiều bảng hiệu mang tên tiếng Việt và khách hàng cũng chỉ nhan nhản những người Việt. Ngay tên tiếng Mỹ Little Saigon đã được chọn đặt cho vùng này. Du khách có thể tìm thấy hầu như mọi loại hàng quen thuộc, nhưng nhiều chất liệu để chế biến, nhất là các thức ăn lại xuất xứ từ Thái Lan hay một nước nào đó ở Trung Mỹ, mà thường là Mễ Tây Cơ. Người Mễ có thể là dân cư đông nhất, và người ta có passport Mỹ có thể ở San Diego quá cảnh sang Mễ Tây Cơ dễ dàng.Có lẽ sinh hoạt kinh tế tấp nập, không chỉ ở Cali mà khắp nước Mỹ, thu hút nhiều phụ nữ người Việt nhất là nghề nail’s designers, tức trang sức phần chân tay làm đẹp cho giới nữ, và nhờ nghề này nhiều người Việt đã trở thành triệu phú hay ít ra cũng giải quyết cho họ những khó khăn về đời sống trong lúc muốn có thêm thu nhập hay thất nghiệp, vì có thể không biết làm nghề gì khác. Nó thu hút vì đó là một nghề tương đối dễ học cho người ít chữ nghĩa tiếng Anh hay trình độ học vấn tương đối ít, mà lại đem đến thu nhập nhanh chóng bằng tiền mặt.

    Sau này khi đến San Ramon, ở phía Bắc Cali, gần Oakland hơn, cách San José 40′ đi xe, tôi gặp gia đình một người cháu, nhờ nghề này mà xây dựng nên cả một cơ nghiệp ở tuổi bốn mươi: mua được một biệt thự đáng giá cả triệu Mỹ Kim, sở hữu hai căn nhà cho thuê, trong gia đình có 3 xe Mercedes cao cấp, có cuộc sống dư giả thoải mái, chỉ bằng tiền thu nhập do nghề nails đem lại, mặc dầu hai cháu bận rộn với công việc quản lý và làm nghề suốt ngày ở trên 16 ghế làm nails từ 10.00 giờ sáng đến 7.00 giờ tối, mà giá trang điểm một bộ nails chân tay là khoảng 20-25US$ trong khi ở Ohio là 40US$.

  2. Sinh hoạt rộn ràng thứ hai mà tôi chú ý đến là lãnh vực văn hóa. Không biết bao nhiêu là các loại sách vở báo chí đài phát thanh và chương trình truyền hình được sản xuất ở đây. Sách quan trọng nhất là những loại hồi ký của nhiều nhân vật trong xã hội Việt Nam Cộng Hòa trước kia hay cả những người đã vì nhiều lý do khác nhau rời bỏ hàng ngũ Cộng Sản. Báo chí thương mại thường xuất hiện dưới dạng một cuốn tạp chí có từ 65 trang trở lên, trong đó dầy đặc những quảng cáo đủ loại cho hết mọi thứ nghề và nhu cầu sinh hoạt của người Việt, kể cả những nghề cao cấp đòi hỏi kiến thức chuyên môn rất cao.Xen vào đó là những trang tin tức thời sự khá thông thường mà người nào cũng có thể đọc thấy trong nhật báo tiếng Mỹ hay tiếng Việt (cách thông tin thông thường của các báo tiếng Việt, không kể nhiều tin tức trong cộng đồng người Việt, có thể có hệ thống thu lượm tin tức riêng, đều giải quyết đơn giản là dịch lại những tin trong các cơ quan thông tấn của người Mỹ hay nước ngoài khác), có một số tiểu thuyết, truyện ngắn hay tử vi bói toán dành cho mấy bà mấy cô đọc lúc rảnh rỗi chốc lát khi chưa có việc làm ngay.

    Một số ít là loại báo trí thức và có một chiều sâu tư duy nào đó về xã hội chính trị hay văn hóa. Có những loại sách nghiên cứu về lịch sử, hay về nhiều vấn đề văn hóa, các loại Niên Giám, Kỷ Yếu của đoàn thể này, tổ chức kia, nhưng không mấy chứa dựng những phát hiện mới. Cũng có nhiều loại báo tôn giáo của Công Giáo, Phật Giáo hay Tin Lành. Ở một xứ mà được quyền tự do in ấn hay xuất bản một cách rộng rãi dễ dàng, người ta đua nhau phổ biến đủ loại thượng vàng hạ cám lẫn lộn với nhau, kể cả những điều chính thống phản ảnh điều hay lẽ phải và không chính thống chống lại nhau vì một lý do nào đó.

    Nội dung của các chương trình phát thanh, hay phát hình nói chung cũng có đặc tính như vậy. Hệ thống internet thì phong phú nhưng phức tạp hơn nhiều khi người ta có thể lập website khá dễ dàng và có người nuôi sống những trang mạng đó đều đặn để thóa mạ vu khống hay xuyên tạc trong một xã hội tự do thông tin, kể cả chống nhau!

    Các hội đoàn qui tụ những người cùng cảnh ngộ trước kia ở Việt Nam, theo tính cách ngành nghề, địa phương, hay trường học, cơ quan trước 30.4.75 thì vô số kể từ Bắc xuống Nam, như Cảnh Sát, Binh Chủng Quân Đội, Quốc Gia Hành Chính, Luật Gia, Bác Sĩ, Kỹ Sư, kể cả Sử Gia…

    Sau ba ngay hội họp về Sứ Mệnh Truyền Thông Công Giáo (sẽ có bài viết riêng), chúng tôi có toàn thời gian còn lại để thong dong tiếp xúc gặp gỡ bạn bè và các người thân trong họ hàng. Tình cảm của rất nhiều người chúng tôi gặp gỡ còn rất nhân bản và dạt dào theo cung cách truyền thống Việt Nam, khi chúng tôi mang tấm lòng yêu thương chân thật đến tận nơi thăm được mỗi người. Kỹ thuật nho nhỏ mà tôi mách nước với mọi người là tôi thủ sẵn một cuốn in trên giấy copy vi tính – con nhà nghèo không có sổ tay điện tử thay cho thư ký của các businessmen hay quan quyền cỡ lớn – ghi đầy đủ tất cả các loại địa chỉ thân hữu trên khắp thế giới, nhất là ở Mỹ, với đầy đủ số điện thoại, địa chỉ email cập nhật mà chúng tôi có sẵn và liên lạc trước khi chủ ý đến thăm ai.

    Chúng tôi sắp đặt một chương trình tổng quát và kể cả dự phòng những chi tiết đột xuất cho toàn chuyến đi, và kế hoạch cụ thể khi đến mỗi địa phương. Cứ lật sổ điện thoại ra là tôi có đủ yếu tố khi cần tiếp xúc với ai đó và có thời giờ để lui tới với tất cả tình cảm đậm đà, thành thực của chúng tôi. Do đó chúng tôi đã chủ động được thời gian để đến thăm rất nhiều người thân và bạn hữu, chỉ trong thời gian ba tuần lễ.

  3. Sinh hoạt sôi động nhưng theo cái nhìn của tôi có vẻ vô tích sự nhất có lẽ là ở lãnh vực chính trị. Tôi nói vô tích sự vì tính cách dị biệt đến độ tan nát về các lập trường chính trị mang danh dân chủ hiện nay trong lúc khối người Việt chỉ ở một trong vị thế rất chông chênh trên đất nước Mỹ, và cư trú phân tán ở rất nhiều nếu không phải là tất cả các tiểu bang và địa điểm khác nhau trong cùng một tiểu bang. Vả lại chúng ta không có đất nước Việt Nam cụ thể mà mình có thể đóng góp và vận dụng hữu hiệu về mặt chính trị cho trong nước.Nhưng có một thành phần thanh niên trí thức VN, có thể nói thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba định cư hay sinh đẻ và được trưởng thành giáo dục trên đất Mỹ rất năng động, và thành tài, đang giành được những vị thế không những có tác động trong cộng đồng Việt Nam mà cả trong xã hội Mỹ. Chính họ là những yếu tố gạch nối xây dựng cho nền chính trị Việt Nam hiện nay và sau này cho quốc nội và với các nước liên hệ mà họ được đào tạo và có ảnh hưởng cụ thể nhất định nào đó. Theo tôi, mối quan tâm của khối người Việt ở bên ngoài nói chung có thể góp phần xây dựng là ba nội dung chính và rất thực tế mình nắm trong tay:
    1. Qui tụ mọi người dân Việt thuộc tất cả mọi thành phần xã hội, xu hướng chính trị tôn giáo, điều kiện kinh tế xã hội văn hóa vào một cơ cấu thống nhất trên cơ sở tự nguyện và ý thức trưởng thành và đúng đắn về tự do dân chủ, chân thành chấp nhận những khác biệt chính kiến và những yếu tố văn hóa kinh tế xã hội khác. Trên cơ sở khác biệt tự nguyện rất dân chủ đó – unitas in diversitate -, chúng ta làm việc chung đoàn kết với nhau, để hoạch định một đường lối chung xây dựng đất nước trước mắt và lâu dài. Cộng đồng người Việt Hải Ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, quả đang cần có một người lãnh đạo thiên tài có tầm vóc và kỹ năng đó hơn bao giờ hết.Dù bất cứ vì lý do nào, chúng ta không nên và không thể viện dẫn lý lẽ dân chủ để đưa ra bất cứ sáng kiến hay ho nào mà không có được hậu thuẫn vững vàng nhất trí của tập thế có một mẫu số chung này; không thế, thì chúng ta tự tiêu hủy nhau, mà không làm được gì ra trò trống cho tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.

      Trên cơ sở chung đó chúng ta ra sức bảo tồn, duy trì văn hóa dân tộc bằng cách thiết lập các dự án thực tế, có hiệu quả trong các cộng đồng người Việt Hải Ngoại ở các tiểu bang. Chính khối đoàn kết này sẽ chủ động hoạch định đường lối ứng xử với những tình hình chính trị văn hóa xã hội ở quốc nội hiện nay, và thông qua đầu mối này họ thương lượng với đối tác bên nhà, gửi những chuyên gia về nước, dần dần tác động lên những biến đổi có tính quyết định trong nước mà không cần có biện pháp chống đối vụn vặt, không trưởng thành, lỗi thời, không có hiệu quả thiết thực đối với não trạng và cách hành động của những người đang nắm những chìa khóa then chốt trong guồng máy chính quyền ở Việt Nam ngày nay. Tôi thật tình ủng hộ tính cách hữu hiệu của tất cả mọi tổ chức chứ không phải chỉ là những bài báo chống đối mạnh miệng hùng hổ bên ngoài, chỉ có tác dụng phá đổ tình đoàn kết cần có giữa trong nước và hải ngoại.

      Cũng chính cơ cấu này hoạch định một chiến lược đối ngoại và một hệ thống sách lược ở quốc ngoại, đấu tranh hoà bình hóa giải những mưu toan băng hoại tình đoàn kết dân tộc chính đáng về mọi mặt, nếu có, từ một số thành phần trong nước, hay ngoài nước có thể lũng đoạn! Làm sao tranh thủ được các nước có quan hệ với Việt Nam có một chính sách hợp tình hợp lý đối với việc Việt Nam gia nhập vào cung cách sinh hoạt và làm ăn chung của quốc tế. Bằng cách tác động lên chính sách ngoại giao của các quốc gia ấy, chúng ta, khối cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại đó, nắm được những yếu tố cơ bản gây tác động lên những thay đổi xã hội dân chủ ở trong nước.

    2. Trước mắt và lâu dài, chúng ta cần phải hết sức lợi dụng cơ hội và điều kiện sinh sống ở hải ngoại để làm ra của cải vật chất, trở nên cường thịnh, học tập cách làm giầu của người Mỹ, vốn có đầu óc thực dụng, vừa giúp bản thân chúng ta vừa giúp thân nhân và những người ở nhà cần đến sự góp phần thiết thực và có hiệu quả của chúng ta, và cho cộng đồng, cho đất nước Việt Nam. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “Có tiền mua tiên cũng được”, “Đồng tiền là Tiên, là Phật, là Thánh, là sức bật của con người là thế”.Trong thực tế, câu nói đùa của tôi với rất nhiều bạn hữu “Việt Kiều đã và đang nuôi Việt Cộng từ 30.4.1975 đến nay” qua con đường kinh doanh và kiều hối, và nhiều con đường “làm tiền” khác qua muôn vàn hình thức dịch vụ cần đến các cơ quan ngoại giao hay Tòa Đại Sứ Việt Nam hay con đường “hữu nghị” hay mang danh văn hóa khác, có chứa đựng một phần chân lý một cách nào đó. Nhưng làm ra đồng tiền, phải chính đáng và nhất là phải biết cách xử dụng nó, làm chủ nó một cách công minh trong sáng. Không thể để tiền bạc mua chuộc con người một cách hèn hạ, làm chủ sự sống chúng ta.

      Tôi chỉ đan cử hai câu chuyện làm ăn tiêu biểu của người Việt ở vùng Cali.

      Chuyện xe đò Hoàng. Tôi được nghe kể, chủ nhân xe đò Hoàng chỉ là một tay nghèo khổ, không biết làm gì, vào nghề với chiếc xe van ít chỗ ngồi, thiếu tiện nghi, nhưng rồi dần dần cách kinh doanh đó đáp ứng đúng nhu cầu của cộng đồng người Việt, cạnh tranh có hiệu quả với người Mỹ, có đông khách hơn, tạo mãi những chiếc xe buýt lớn có nhiều tiện nghi như các xe buýt Greyhound. Xe Đò Hoàng đang hoạt động có hiệu quả trên toàn tuyến đường Bắc Nam Cali từ San Francisco, San Jose, đến khu Los Angeles và xuống tận San Diego, và trù tính thức hiện mở rộng theo kiểu tằm ăn dỗi, sang bang kế cận, phát triển kinh doanh theo qui mô của người Mỹ!

      Chuyện quán ăn Việt Hương ở Los Angeles. Chủ nhân chỉ là một người cần cù làm ăn bằng cách bán cháo lòng, cung cấp thức ăn tầm thường nhưng rất thuận tiện và rẻ tiền hợp khẩu vị người Việt. Lúc đầu phải đi làm vất vả, không có nhiều thời giờ lại ít tiền. Thế là cả gia đình thu tiền từng cắc, từng đồng đôla, thu nhiều đến nỗi đi lại giẵm trên tiền mà không biết. “Năng nhặt chặt bị”. Mỗi ngày có mấy chục nghìn người ăn, chỉ góp cho nhà này mỗi người ba đồng. Họ trở nên triệu phú lúc nào không hay, rồi tậu xe, tậu nhà, tậu đất, cho con cái ăn học, xây thêm nhà cho thuê, giúp trùng tu nhà thờ ở quê nhà tại Việt Nam. Nhà chính của họ là một biệt thự có đất rộng lại ở một địa điểm thị tứ. Gia đình mua thêm đất, làm nên cửa hàng ở ngay cạnh nhà, chỉ cách một đường nhỏ, kiểu Việt Nam, nhà ở vẫn sát ngay chỗ làm ăn. Đó là ông bà chủ nhân quán Việt Hương, người làng Sở ở Kiện Khê, Thanh Lâm, Thanh Liêm, Hà Nam, không có một chữ cắn đôi, con người chất phác mà nay trở nên triệu phú đôla chỉ bằng may mắn thời vận và sức lao động của chính mình.

    3. Trong kế hoạch khai thác tối đa những mặt mạnh hiện có, chúng ta ra sức tạo điều kiện, đào tạo cho thế hệ từ thứ hai trở đi về sau, thành những tầng lớp kế thừa có khả năng giáo dục cao nhất, tốt nhất có thể về mọi lãnh vực cần đến kiến thức chuyên môn: kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo sư, dược sư, nha sĩ, kỹ thuật gia, kinh tế gia, doanh gia, chuyên gia các loại, cán bộ quản lý, khoa học trung cao cấp, và những công nhân lành nghề cho mọi lãnh vực xây dựng cơ sở thượng tầng và hạ tầng đất nước.Đồng thời không nên có thành kiến, kỳ thị, mà hết sức biểu thị một tầm nhìn xa trông rộng, giúp đỡ những thành phần ưu tú từ trong nước được gửi ra nước ngoài để có được một vốn liếng học vấn trong môi trường mới này. Chúng ta hết sức tạo điều kiện thuận lợi, ăn ở, cư trú, học hành, duy trì tình đoàn kết yêu thương đùm bọc nhũng thành phần này, mà không câu nệ họ thuộc thành phần xã hội nào ở Việt Nam. Chính giáo dục và những kiến thức mà họ hấp thụ được và những nhận định quan sát thực tế sẽ thay đổi não trạng và cách suy nghĩ, phê phán cũng như hành động của họ, trước những thành tựu của các thế hệ người Việt đi trước ở nước ngoài.

Tương lai đất nước sẽ nằm trong lớp lãnh đạo, quản trị viên và kỹ thuật gia, doanh gia có đầu óc mới mẻ, thức thời, nhạy bén và sáng suốt này. Đối với thế hệ được huấn luyện cũng như những thành phần dân cư VN khác, điều quan trọng là duy trì tinh thần dân tộc và óc gắn bó với truyền thống và văn hóa Việt Nam. Tôi đã chứng kiến có những người Việt thích ứng một cách kịch cỡm nực cười, đáng ghét mà vẫn tự phụ cho là mình đúng, muốn chấp nhận vì cho rằng nền văn hoá Mỹ là toàn hảo, mà quên những tập quán rất tích cực của xã hội truyền thống Á Đông như tinh thần gia đình lễ giáo Á Đông vốn theo chế độ đại gia đình, hiếu thảo với cha mẹ ông bà, kính trọng ngườI già cả, thương yêu kẻ cô thế tàn tật và duy trì tác phong tốt đẹp trong cách ăn nói tiếp xử nhà nhặn bặt thiệp với mọi người, nhất là các khách quí đến thăm viếng nhà, dù không được báo trước qua điện thoại hay có hẹn trước một cách nhiều khi máy móc kiểu Mỹ.

Những ghi nhận ở miền Bắc Cali

Đường bộ Cali qua hai chuyến đi bằng xe buýt đem lại cho tôi nhiều điều thú vị về cảnh quan thiên nhiên có bàn tay con người làm thay đổi trên đất Cali. Từ Los Angeles đến Fresno, xa lộ cao tốc chúng tôi trải qua trên vùng đồi tới mấy trăm dặm, được con người khống chế khai thác, bò ngoằn ngoèo như một con rắn khổng lồ, dài vô tận nhưng ngoan ngoãn, giữa một vài vùng hồ thủy điện cỏ cây xanh um. Rời khỏi vùng đồi hầu khô khẳng, người ta tiến đến cảnh quan xanh tươi mát mẻ của vùng đồng bằng cũng lan rộng tới mấy trăm dặm khác với đường xá rộng rãi nhẵn lỳ, hai bên có những cánh đồng gồm đủ loại hoa màu cho nho, cam, táo, dâu, bắp, dẻ hạt tách,… với hệ thống canh tác và tưới tiêu cơ giới tự động tuyệt vời, giải phóng cho người nông dân công nghiệp khỏi kiếp cày sâu quốc bẫm bằng sức người lao động. Xa lộ cao tốc có hai lằn đường trải nhựa ngược chiều nhau riêng biệt, ở giữa là những rặng hoa màu sắc sặc sỡ xum xuê hầu như quanh năm. Hệ thống tươi tiêu được điều phối nhờ bể nước lớn lao được xây dựng ở khu thủy điện vùng cao giữa lành thổ Nam Cali.

Đã đến San José ở miền Bắc Cali, ai cũng háo hức muốn đến thăm thành phố lịch sử San Francisco, thành phố lớn ở cực bắc Cali, giáp ranh với tiểu bang Oregon, vốn được dùng làm nơi mở hội nghị chấm dứt Thế chiến thứ II, thiết lập cơ cấu cho tổ chức Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn ngừa đại chiến cho nhân loại trong tương lai. Đây có lẽ là nơi có giá nhà đất có thể vào loại cao nhất nước Mỹ. Người ta chen chúc ở các căn nhà phố khá chật chội san sát nhau so với tiêu chuẩn cư trú của Mỹ ở những tiểu bang khác, nhất là dọc theo hai bên đường dẫn tới cây cầu nổi tiếng Golden Gate, được một đoàn kỹ sư chuyên môn xây dựng từ 1929 và hoàn tất năm 1937; năm đó cũng chính là năm công trình sư điều hành dự án này từ giã cuộc đời. Không ngờ cái vẻ thơ mộng yêu kiều trên cây cầu này đã từng là chốn mà nhiều người chán đời, tôi nghe nói, chọn làm quê hương vĩnh cửu trên dòng biển lạnh phía dưới dạ cầu hay ngay trên lòng đường cầu dầy đặc xe cộ. Khùng mà cũng biết chọn chỗ nên thơ cho mình gửi thân thì nào có điên, ối trời ơi là trời! Cây cầu không dài nhưng nó nổi tiếng vì hai nhịp đầu cầu của nó không chạm xuống đất mà được đặt trên phao với hệ thống giây cáp bằng nhiều dây thép khổng lồ, giữ cho cây cầu có thể đứng vững ở cửa vịnh sâu San Francisco. Từ cây cầu này, người ta mới quán xuyến được hai đoạn của cây cầu dài hơn nữa của San Francisco, với hai điểm tựa bắc qua hải đảo nhỏ bé nằm trong vịnh biển lạnh quanh năm San Francisco, rồi sang khu đất Oakland.

Hình ảnh sâu đậm nhất ghi khắc trong tâm trí tôi là cuộc hẹn gặp với hai đồng nghiệp của tôi trong Tổ Ấm Hồ Ngọc Cẩn xưa kia. Chúng tôi xa nhau đã từ năm 1971, và nay chúng tôi mới có cơ hội gặp lại nhau lần đầu trên đât Mỹ. Mỗi người đã nặng trĩu thời gian, nhưng tình huynh đệ càng thắm thiết hơn xưa. Thầy Trương Toại và Thầy Phạm Thư có ý thu xếp rất khó khăn một cuộc hội ngộ với các đồng nghiệp xưa cư ngụ trong vùng San Jose và phụ cận đó, như các cô Trung Thu, Nguyễn Thoại Ngọc Anh, và mấy anh chị HNC khác,… nhưng nếp sống tất bật bên Mỹ của mỗi ngưòi làm cho những cuộc gặp nhau bằng xương bằng thịt khó vô cùng. Bằng internet và điện thoại đã có lúc khó, phương chi gặp mặt được nhau. Tôi thấy dường như chỉ có một nhúm những anh chị em nào đã ở độ tuổi hẹn nhau ở cuộc sống bên kia mới còn đôi chút sức tàn để gặp được nhau. Cuối cùng, thì Thầy Trương Toại là người sung sướng nhất: chúng tôi đã gặp được nhau ở quán Chả Cá Thăng Long tại San José, mà còn được đến chính nơi làm việc của gia đình Thầy ở một trung tâm y tế và câu chuyện của chúng tôi không dứt chung quanh những sinh hoạt văn hóa mà Thầy đã tham gia với tất cả tấm lòng yêu nước. Món quà quí giá nhất đầu tiên mà Thầy tặng tôi là những nghiên cứu tâm đắc của Thầy. Cuốn “Nam Quốc sơn hà, Nam đế cư…”, bàn về Trường Sa và vấn đề biên giới Việt Trung ở biển đông và ở phía Bắc Việt Nam, và những bài viết về quê hương Tây Sơn của Thầy không thể làm cho tôi thất vọng: Còn dân Việt, còn văn hóa Việt Nam, thì Nước Nam còn. Vẫn một con người ham học ham làm của Thầy Trương Toại, người xuất thân ở đất Tây Sơn!

Bao năm xa cách nhau, vẫn một mối thâm tình và tấm lòng thương nước thương nòi: tất cả nỗ lực của Thầy đã hướng đến gia đình và đất nước quê hương cho tương lai ngày mai: chắc hiếm thấy gia đình nào như gia đình Thầy Trương Toại với 6 người con, cả trai gái dâu rể, là bác sĩ hoặc nha sĩ. Thầy Phạm Thư, vì bận công việc, đã hẹn mà phải bỏ lỡ cuộc hẹn ăn tối ngày 10/6/04 tại quán Minh ở San José, khi chính chúng tôi không chuẩn bị phương tiện xe cộ kịp mà đến với hai Thầy. Tôi chỉ kịp chào thăm hai thầy Trần Văn Điền, Lê Mộng Ngọ (ở vùng Orange County), gia đình cô Lê Thị Hoàng (ở Sacramento) qua điện thoại!

Tôi du hành để học hỏi, để sẻ chia tình yêu – “đi một ngày đàng học một sàng khôn” và “trăm nghe không bằng một thấy”- với tất cả trái tim hồng của tuổi trẻ trong con người đã xấp xỉ “thất thập cổ lai hy”, muốn đem bầu máu nóng sưởi ấm lại quê hương tình người đã phai mờ qua bao năm tháng người ta đã và vẫn có thói quen muốn dùng bạo lực để áp đặt ý chí thống trị lên người đồng loại đồng bào khát khao tự do và tình nhân đạo. Những điều tôi muốn bày tỏ chỉ là quá nhỏ bé ít ỏi so với biết bao điều nghe thấy và ghi nhận và ước mong trông đợi trên một chuyến hành trình đến nơi mà nhiều người nói là thủ đô hải ngoại của nòi Việt nơi đất Mỹ.

Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm

Đầu Trang

‘Tàu Tây kia liệt mái’

Cách đây 9 năm, lúc tôi làm trong hãng cưa gỗ làm bàn tủ ở Wildbad, máy bị hư bất ngờ, tiếng ken két ngưng làm người quen với tiếng động thấy chơi vơi. Tôi đứng thẫn thờ mệt nhừ trước những miếng gỗ nặng khiêng gẫy lưng, trong đầu trống rỗng, đón nhận câu hát ru em dội về, xa vắng man mác, dù lúc đó gần hai giờ sáng của ca làm đêm, cuối năm tuyết đổ, lạnh rát mặt. Câu ru em vỏn vẹn bốn chữ buồn xa vắng “tàu Tây liệt mái…” kéo dài than thở, dặn dò, khuyên nhủ.

Tôi nhớ mài mại đâu khoảng năm 1956, buổi trưa hè, đi ngang qua nhà bếp bà ngoại, nghe thoáng tiếng ru em của một người đàn bà giúp việc kẽo kẹt theo tiếng võng đưa, tiếc là không ngừng lại để nghe cho trọn lời ru, nên giờ đây tôi chỉ nhớ bốn chữ không đầu không đuôi – của người đàn bà mà mợ tôi đặt tên là “Bà Đầu Đỏ” vì bà quấn khăn đỏ, không phải trang điểm mà để buộc chặt đầu tóc bới.

Thời buổi đó, người ta lấy giá trị văn hóa Pháp làm tiêu chuẩn lý tưởng, radio, máy hát đẩy dần những câu ca dao vào quên lãng, trong số những người đó có tôi, nên tôi cũng không thèm nhớ câu ru em của Bà Đầu Đỏ nhà quê nghèo đi làm mướn đó.

Nhưng khi đi làm công, chợt thấm thía, nhờ máy cưa gãy cốt im lìm như tàu Tây liệt máy, tôi tìm được duyên tri kỷ với câu ru em này. Đầu óc ám ảnh, tại sao “tàu Tây liệt máy?” Câu trước, câu sau tìm không ra, hỏi ai cũng không nhớ. Câu hát ru em làm nao lòng người mà thất truyền thì uổng phí và thiệt thòi biết chừng nào. Tôi cất giữ bốn chữ đó trong tận đáy lòng, giống như giữ một phần tấm bản đồ tìm kho tàng, chờ tìm những mảnh còn lại để ráp cho đủ.

Câu ru em đã tìm tôi, cũng như tôi đi tìm nó, gặp duyên may bất ngờ. Tháng 6 rồi, tình cờ bạn tôi nhắc, thêm mấy câu ráp thành trọn vẹn:

(Cái) quả năm ngăn trong lòng (anh) sơn đỏ,
Mấy lời to nhỏ, (anh) bỏ (bạn) sao đành
Khi nào xán nổ tan tành
Tàu Tây (kia) liệt máy, mới đành phụ em.

Đó là thể thơ song thất lục bát, thêm những chữ trong dấu ngoặc cho rõ nghĩa và điệu ru ngân dài ra, vừa thơ vừa văn xuôi, một loại thơ có vần điệu dùng kể chuyện.

Đọc nghe sướng thỏa, tôi nghe tiếng xán nổ tan tành, xác quân xâm lăng tan tành như xác pháo đầu Xuân. Tôi chép vội bốn câu thơ vào nhựt ký ngày ngày ngâm nga. Hay thì hay thật, mà hình như chưa ổn, như đang ăn bánh tằm mà nhai nhằm óc trâu, cái ngon không trọn vẹn. Cái gút mắc là “xán nổ tan tành”. Xán (chaland) hút đất thổi lên, có loại cần trục múc làm sao nổ tan tành?, “nổ tan tành” (động từ + trạng từ) đối với “tàu liệt máy” (động từ + danh tự túc tự) chưa được cân xứng.

Sau đó vài tuần, biết đâu hương hồn “Bà Đầu Đỏ” ở đâu đó (nếu còn sống cũng gần cả trăm tuổi) cảm nhận được sự say sưa câu hát của bà, đưa đẩy cho tôi cơ duyên gặp đúng người duy nhất đủ khả năng hóa giải cái thắc mắc cuối cùng đã gặm mòn tâm não tôi bấy lâu. Người đó là anh Phan Lương Quới. Hôm gặp anh, dù chưa quen, tôi quên phép xã giao, hỏi quê quán anh Quới (anh gốc Cần Thơ) rồi hỏi phăng ra bốn câu trên. Anh xua tay và đọc lại nguyên văn anh còn nhớ:

Khi nào xán nọ bung “dành” (vành)
Tàu Tây kia liệt “mái” (máy) mới đành phụ em.

Tôi run tay, reo lên, phải rồi.

“Xán nọ” đối với “tàu kia” – “nọ, kia” đưa đẩy, miệng hứa hẹn, tay chỉ xán, tàu.

“bung dành” đối với “liệt mái”, mạnh mẽ, dứt khoát, hay quá, mà phải ru theo giọng Nam nhà quê mới thấm, “dành, mái” chớ không phải “vành, máy”, không cần chánh tả, nói sao viết vậy, âm thanh vì thế kéo dài thêm ra, truyền cảm hơn, mặt lưỡi dính với khẩu cái, hạ xuống nhẹ nhàng, vừa thở ra, môi bè ra xí xọn, thành âm /J/ “dành”, dễ quá, hơn là sát âm răng môi /v/ “vành”, cũng như âm /ai/ và /ei/ “mái” và “máy”, quí vị phát âm thử sẽ thấy.

Tôi quên tất cả chung quanh, như nhặt được miếng hình của cái puzzle rắc rối, ráp đúng khít khao.

“Chừng nào, khi nào, ngày nào” bắt đầu các câu ca dao quen thuộc, than thở, thề thốt, hứa hẹn như câu:

“Chừng nào trả hết nợ Cao Hoàng
Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu
Lòng hẹn lòng, ai dỗ đừng xiêu
Ở nuôi phụ mẫu, sớm chiều có nhau”

(Câu ca dao than thở thời Trương Phúc Loan chuyên quyền)

Từ cuối thế kỷ 19, quân Pháp dùng xán để đào kinh, không phải có ý tốt, mà cần vận chuyển quân đội bằng đường thủy trong việc bình định. Chỉ có miền Tây sông rạch chằng chịch mới có xán, miền Đông trở ra Trung, Bắc chưa nghe nói.

Những chiếc xán đào kinh, xây cầu thời cách đây chừng tám chín mươi năm là hình ảnh hãi hùng đối với dân quê chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật – thời thuộc địa – (thời mà chiếc xe đạp còn là món xa hoa bí hiểm). Các địa danh như kinh xán Xà No, kinh Xán Cụt, kinh xán Vịnh Tre, kinh xán Ba Thê còn đó.

Liên hệ tới xán – Chính bà ngoại tôi kể “Nó bắt con nít liệng xuống để xán ăn, máu đỏ quặng lên” cái tin đồn như thật –

Xán đào kinh xong cho tàu binh chở lính Commando đi bố tận nơi xa xôi, để bình định. Ai sống thời đó, ở vùng quê xa xôi mới cảm được cái lo âu hãi hùng. Khi Tây đi bố, khi thấy chiếc xà lan sắt xuất hiện, tiếng nổ binh binh, lù lù di chuyển như khối thép khổng lồ so với ghe xuồng mong manh.

Chiếc xán hư nằm trên kinh Xán Cụt quê tôi, tôi được thấy vài lần khi ngồi ghe trên kinh ra tỉnh vào mùa nước, vì đường xe bị ngập.

Vào mùa mưa, nước sông Hậu Giang tràn lên vùng Láng Linh và Ba Thê, Núi Sập như biển cả. Ngồi trong ghe, với đầu óc non nớt, ghe trôi dần dần tới xán, cấu trúc giống tháp Eiffel, cứng cáp, đen sậm, cao vòi vọi vì nhìn từ dưới xuồng. Ngồi trên xuồng mà cứ tưởng xán di chuyển về phía mình, đe dọa chực nuốt sống mình. Tôi không đủ khả năng diễn tả cái cảm giác sợ sệt nơm nớp lúc đó. Chiếc xán và tàu binh tiêu biểu cho nền văn minh kỹ thuật dùng để khai hóa dân tộc “bán khai”? Văn minh đâu chưa thấy, chỉ thấy máu đổ cả trăm năm, hậu quả gián tiếp cuối cùng là tôi ngồi đây mệt mỏi, chán chường không thấy có đất sống.

Sau năm 1954, xán nọ đã bung vành, đứng trơ trơ giữa cánh đồng Láng Linh, trên bờ kinh Xán Cụt. Xán ngóng trông tàu Tây trở lại, tàu Tây đã liệt máy, kinh cùn đã cạn nước. Khi mười giờ ông Chánh dìa Tây, cô Ba (đành) ở lại lấy thầy thông ngôn, thì xán đành sống chung với dân dọc theo bờ kinh, sóng nước bạc mênh mông cánh đồng Láng Linh không nỡ nhận chìm xán, hạ kẻ thế cô đầu hàng đâu phải là thái độ cao thượng của người kiến nghĩa bất vi vô dõng giả.

Cả gần trăm năm qua, máu đỏ, hận thù sôi sục đã nguội dần thành màu đất bón phân cho lúa. Xán đã quên mất mẫu quốc mình, hòa mình với đất phèn sóng bạc Láng Linh, đứng an phận bên bờ kinh, tên xán (xà-lan, Chaland) được đặt tên mới là “Cái càng tôm nó đứng giữa đồng”, (như máy bay chuồn chuồn, đầm già, cồng cộc, v.v…). Làm chứng nhân giữa trại ruộng Láng Linh do Đức Thầy Tây An khai phá và cuộc chiến đấu một sống một còn của đoàn quân Đức Cố Quản Nguyễn Văn Thành, dù thất bại, dù chim bay về núi tối rồi, vẫn quyết liệt, thà thua ta xuống láng xuống bưng, kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần.

Sau năm 1975, xán bị kéo đi mất. Tôi cũng đánh mất ước mơ được một lần về hội ngộ tâm sự với xán bên bờ kinh Xán Cụt khi chiều xuống, thâm sâu giao cảm hơn đứng dưới chưn Tour Eiffel đô hội giả trá.

Tôi đã trả nợ ơn nghĩa cho dì “Bà Đầu Đỏ”, cám ơn dì đã hát cho tôi nghe lời ru em man mác dù có bốn chữ và đưa đẩy tôi đi tìm được trọn vẹn bài hát ru em.

Lời thề thốt, xán nọ bung vành, nguyền cho tàu Tây kia liệt máy để tròn câu nhơn ngãi của chàng thanh niên kia đã trọn vẹn, chắc chắn chàng sẽ không phụ em đâu!

Này người ơi, cho tôi xin ru lại lần cuối, cho em thơ êm ái đi vào giấc ngủ trưa:

“ơi! Cái quả năm ngăn trong lòng anh sơn đỏ
Mãy lời to nhỏ, anh bỏ bạn sao đành
Khi nào xán nọ bung “dành”
Tàu Tây kia liệt “mái” mới đành phụ em”

Và này người ơi, tôi muốn nói, dù cho xán nọ bung vành, dù tàu Tây kia liệt máy, dù cho đá nổi rong chim, dù muối có chua chanh có mặn cũng xin nguyền nhớ nhau.

Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa

Đầu Trang

Leave a Reply